Bài cúng tất niên cuối năm dâng lên thần linh & gia tiên “2022”

Lễ cúng tất niên vào cuối năm là một nghi thức được thực hiện để đánh dấu một năm sắp qua và năm mới đã đến gần kề. Trong lễ cúng không thể nào thiếu được bài văn khấn tất niên dâng lên các vị thần linh cùng gia tiên. Tuy nhiên không phải ai cũng biết bài cúng tất niên cuối năm chuẩn nhất. Do đó trong bài viết dưới đây chúng tôi sẽ chia sẻ với các bạn bài văn khấn tất niên 30 tết chuẩn nhất cho xuân Tân Sửu cũng như những điều cần lưu ý trong lễ tất niên cuối năm. 

Lễ tất niên là gì? Tại sao phải tổ chức lễ tất niên?

Lễ tất niên hay cúng tất niên, tất niên, tiệc tất niên là một nghi lễ được diễn ra vào dịp cuối năm, khi mà năm cũ sắp qua năm mới đang đến gần. Lễ tất niên là một buổi tiệc liên hoan của các tổ chức, cơ quan tập thể, là bữa cơm thân mật đoàn tụ của mỗi gia đình

bài cúng tất niên
Lễ cúng tất niên không thể thiếu hàng năm của người Việt Nam

Theo thời gian nó đã trở thành một nét đẹp trong phong tục tập quán của người Việt. Đây là khoảng thời gian để mọi người cùng nhìn về những vui buồn trong 1 năm đã qua và cùng chào đón mong ước một năm mới đang đến với thật nhiều niềm vui và điều tốt đẹp. 

Bên cạnh ý nghĩa trên lễ tất niên còn mang ý nghĩa tâm linh sâu sắc. Lễ cúng tất niên như một lời cảm tạ của gia đình với các vị thần linh đã luôn bảo hộ che chở cho gia đình trong 1 năm đã qua và cầu mong năm mới các ngài tiếp tục phù hộ độ trì cho gia đình được bình an, tài lộc vào nhà. Đồng thời  cúng tất niên còn là lễ mời ông bà tổ tiên, những người thân đã mất về đón tết cùng con cháu.

Vì những lẽ trên mà tổ chức lễ tất niên là điều vô cùng cần thiết, nó không chỉ mang ý nghĩa tâm linh sâu sắc mà còn chứa đựng những giá trị về văn hóa, tinh thần của người Việt.

Tất niên làm vào ngày nào? Lễ cúng tất niên gồm những gì?

Cúng tất niên vào ngày nào tốt và chuẩn bị lễ cúng tất niên như thế nào là nỗi băn khoăn của không ít người. Chính vì vậy trước khi chia sẻ về văn  khấn cho ngày tất niên chúng tôi sẽ chia sẻ về ngày cúng tất niên và cách chuẩn bị lễ vật cúng để giúp các bạn có một lễ tất niên viên mãn nhất

bài cúng tất niên cuối năm
Nên làm lễ cúng tất niên vào ngày nào?

Tất niên nên làm vào ngày nào?

Theo phong tục từ xưa để lại lễ tất niên sẽ được các gia đình tổ chức vào chiều ngày cuối cùng của năm âm lịch. Nó có thể rơi vào ngày 30/12 âm lịch nếu tháng 12 âm của năm đó đủ và rơi vào 29 nếu tháng 12 âm năm đó thiếu. Thủ tục này không thể thiếu bài văn khấn tất niên cuối năm.

Ngày nay, những gia đình việt có xu hướng làm tất niên sớm và luân phiên giữa các gia đình để có thể  mời bạn bè và người thân đến tham gia.

Do đó lễ tất niên không bó buộc phải tổ chức vào ngày chiều ngày cuối cùng của năm âm lịch. Tuy nhiên có không ít người băn khoăn làm tất niên sớm hơn như vậy liệu có ảnh hưởng gì đến yếu tố tâm linh không? Câu trả lời đó là hoàn toàn không. Ngày làm lễ tất niên không quá quan trọng, điều quan trọng  nhất chính là lòng thành, sự thành tâm của các gia chủ khi làm lễ, thể hiện được sự cảm tạ với đất trời và bày tỏ được sự biết ơn đối với các bậc thần linh cùng gia tiên. 

Như vậy các bạn có thể chọn ngày làm lễ tất niên bắt đầu từ ngày 28 – 30 âm lịch sao cho thuận tiện nhất với điều kiện của mình là được.

Lễ cúng tất niên cần chuẩn bị những lễ vật gì?

Lễ vật để cúng tất niên từ xưa đến nay không quá trọng về vật chất, mỗi gia đình có thể tùy theo điều kiện của mình để sắm lễ. Thông thường lễ vật cúng tất niên của người Việt sẽ bao gồm những lễ vật như: Hương (nhang), hoa tươi, vàng mã, trầu cau, nước lọc, rượu trắng, mâm cơm canh

Mâm cơm cúng tất niên của ngày nay cũng tương đối đơn giản, tùy thuộc vào điều kiện mà mâm cơm cúng của mỗi gia đình sẽ khác nhau. Đồng thời mâm cơm cúng tất niên ở mỗi vùng miền của nước ta cúng có những nét khác biệt, thể hiện đặc trưng của vùng miền đó. 

văn khấn tất niên
Mâm cơm cúng tất niên theo quan niệm cổ truyền của người Việt Nam
  • Mâm cơm tất niên miền Bắc: Mâm cơm tất niên của người miền Bắc thường có những món ăn đặc trưng như canh chân giò hầm măng, xôi nếp, bánh chưng, già trống luộc nguyên con (hoặc thịt khổ luộc), giò hoặc chả lụa, miến nấu lòng gà, nộm, dưa hành muối, thịt đông, su hào xào thịt…
  • Mâm cơm tất niên miền Trung: Mâm cơm cúng tất niên của người dân miền Trung gồm có giò lụa Huế, gà bóp rau răm,  miến Huế, măng khô ninh, nem rán, thịt lợn luộc…
  • Mâm cơm tất niên ở miền Nam: Mâm cơm cúng tất niên của người miền Nam gồm có bánh tét, thịt lợn luộc, gỏi tôm thịt, củ cải ngâm nước mắm, giò chả, canh khổ qua nhồi thịt, canh măng nấu, thịt kho tàu. 

Bài cúng tất niên 30 tết chuẩn nhất 2021

Hiện nay còn lưu truyền lại rất nhiều những bài văn khấn tất niên khác nhau do đó nhiều người người không khỏi băn khoăn nên dùng bản văn khấn nào khi làm lễ tết niên. Do đó, dưới đây chúng tôi sẽ chia sẻ bài văn khấn lễ tất niên 30 tết được trích từ Văn khấn cổ truyền Việt Nam của nhà xuất bản Văn hóa-Thông tin để các bạn tham khảo. Đây là bản văn khấn được các chuyên gia nghiên cứu về văn hóa khuyên dùng và được nhiều gia đình sử dụng nhất. Chi tiết bài văn khấn như sau:

văn khấn tất niên 30 tết
Văn khấn tất niên chiều 30 tết theo nguồn văn khấn chính xác

“Nam Mô A Di Đà Phật! (3 lần)

– Con kính lạy chín phương trời, mười phương chư Phật, chư Phật mười phương.

– Con kính lạy Hoàng thiên, Hậu Thổ, chư vị Tôn thần.

– Con kính lạy ngài Kim niên Đương cai Thái Tuế chí đức tôn thần.

– Con kính lạy các ngài Bản cảnh Thành hoàng chư vị Đại Vương.

– Con kính lạy ngài Bản xứ Thần linh Thổ địa tôn thần.

– Con kính lạy các ngài Ngũ phương, Ngũ Thổ, Long mạch, Tài thần, Bản gia Táo quân, cùng tất cả các vị thần linh cai quản trong xứ này.

– Con kính lạy chư gia Cao Tằng Tổ Khảo, Cao Tằng Tổ Tỷ, Tiên linh nội ngoại họ …

Hôm nay là ngày 30 tháng Chạp năm

Tín chủ (chúng) con là:

Ngụ tại

Trước án kính cẩn thưa trình: Đông tàn sắp hết, năm kiệt tháng cùng, xuân tiết gần kề, minh niên sắp tới.

Chúng con cùng toàn thể gia quyến sắm sanh phẩm vật hương hoa, cơm canh thịnh soạn, sửa lễ tất niên, dâng cúng Thiên Địa tôn thần, phụng hiến Tổ tiên, truy niệm chư linh.

Theo như thường lệ tuế trừ cáo tế, cúi xin chư vị tôn thần, liệt vị gia tiên, bản xứ tiền hậu chư vị hương linh giáng lâm án toạ, phủ thùy chứng giám, thụ hưởng lễ vật, phù hộ toàn gia lớn bé trẻ già bình an thịnh vượng, bách sự như ý, vạn sự tốt lành, luôn luôn mạnh khoẻ, gia đình hoà thuận.

Thành tâm bái thỉnh, cúi xin chư vị tôn thần và gia tiên nội ngoại chứng giám phù hộ độ trì.

Nam Mô A-di-đà Phật (3 lần, 3 lạy)”.

Trên đây là những chia sẻ của chúng tôi về bài cúng tất niên cuối năm cũng như cách sắp lễ và chọn ngày cúng tất niên chuẩn nhất cho mọi nhà. Hy vọng qua bài viết đã giúp các bạn hiểu được ý nghĩa, cũng như cách làm lễ tất niên. Chúc các bạn có 1 lễ tất niên đầm ấm và viên mãn.

About Lê Hà

Chào bạn các bạn! Mình là Hà, mình đã có nghiên cứu và tìm tòi lĩnh vực máy móc công nghiệp trong thời gian khá dài. Hy vọng với các nội dung mình chia sẻ trên đây có thể phần nào giúp ích bạn trong công việc cũng như học tập.

View all posts by Lê Hà →