Hệ thống khí y tế là gì? Chức năng, tiêu chuẩn & quy định chi tiết

Trong nền ý học hiện đại ngày nay, để cho quá trình điều trị bệnh cho bệnh nhân thì hệ thống khí y tế được nhiều người coi là lá phổi của bệnh việc. Hệ thống này được sử dụng với nhiều mục đích khác nhau như chẩn đoán, nghiên cứu, gây mê, trong phòng bệnh và phòng thí nghiệm… đạt hiệu quả cao và an toàn, tốn ít thời gian cho người bệnh.

>>>Bài viết liên quan: Thiết kế, thi công lắp đặt hệ thống khí nén như thế nào?

Để hiểu hơn về hệ thống khí trong y tế, bạn hãy tham khảo những thông tin cơ bản ở bài viết dưới đây.

Máy nén khí được sử dụng trong hệ thống khí y tế
Máy nén khí được sử dụng trong hệ thống khí y tế

Hệ thống khí y tế là gì?

Hê thống khí y tế được viết tắt trong tiếng Anh là MGPS – Medical Gas Pipeline System. Thông qua hệ thống đường ống dẫn đến bệnh nhân và nhân viên y tế thì hệ thống phân phối các loại khí y tế đến từ nguồn cấp tại nơi sử dụng các thiết bị ngoại vi.

Khi thiết kế, thi công hệ thống khí của bệnh viện yêu cầu về chuyên môn cao thì các kỹ sư thường dựa trên các thông số về kiến trúc, cơ sở hạ tầng, giường bệnh và phòng chức năng trong bệnh viện để đạt hiệu quả tối ưu cho cơ sở y tế đó cũng như bệnh nhân.

Tìm hiểu về hệ thống khí y tế
Mô hình hệ thống khí y tế trung tâm tiêu biểu

Các tiêu chuẩn thiết kế hệ thống khí trong y tế

Các kỹ sư kỹ thuật, người có chuyên môn thiết kế hệ thống khí thường dựa vào các tiêu chuẩn sau:

– Tiêu chuẩn thiết kế: HTM 2022 và HTM 02-01 của Anh Quốc.

– Dựa trên các tiêu chuẩn tham khảo của Mỹ NFPA 99, châu Âu ISO 7396-1, ISO 7396-2.

+ Các tiêu chuẩn của khoa phẫu thuật, các bệnh viện đa khoa: 52TCN-CTYT 0038:2005.

+ Tiêu chuẩn khoa chẩn đoán hình ảnh, bệnh viện đa khoa: 52TCN-CTYT 0040:2005.

+ Tiêu chuẩn khoa cấp cứu, chống độc, điều trị tích cực, bệnh viện đa khoa: 52TCN-CTYT 0039:2005.

– Ngoài ra, các tiêu chuẩn về việc thiết kế hệ thống khí cần được sự kiểm duyệt chặt chẽ của Bộ y tế trong hướng dẫn áp dụng tiêu chuẩn TCVN 365-2007 Bệnh viện đa khoa.

– Thiết kế hệ thống khí y tế dựa trên tài liệu hướng dẫn Air Liquide Medical Systems (Medical Gas Design Guide).

– Tiêu chuẩn an toàn về phòng cháy chữa cháy (PCCC) : TCVN2622

– Tiêu chuẩn chất lượng : EN ISO 9001, EN 1057,EN ISO 13485. EN 13348, FSC.

– Tiêu chuẩn an toàn lao động : TCVN2287

Hệ thống khí trong y tế cần được thiết kế theo tiêu chuẩn
Hệ thống khí trong y tế cần được thiết kế theo tiêu chuẩn

Những quy định về khí y tế

Tại nước ta có nhiều đơn vị thực hiện những dự án thiết kế hệ thống khí trong y tế nhưng tất cả những đơn vị đó phải hoàn thiện theo quy định về hệ thống đường ống dẫn khí y tế có những yêu cầu nghiêm ngặt về an toàn lao động  thuộc các danh mục như:

Tại sao cần phải kiểm định thiết bị?

Phải nghiêm túc chấp hành, tuân thủ theo quy định của pháp luật.

Đảm bảo cho sự hoạt động ổn định của hệ thống các thiết bị.

– Trong quá trình hệ thống hoạt động, kỹ thuật viên kịp thời phát hiện những hỏng hóc nhằm ngăn ngừa các sự cố có thể xảy ra.

– Hạn chế tối đa những rủi ro đáng tiếc xảy ra để bảo đảm an toàn của người bệnh.

Khi nào cần kiểm định thiết bị?

Trong quá trình kiểm định chất lượng về kỹ thuật của thiết bị cần chú ý tất cả các lần kiểm định về kỹ thuật an toàn đều phải thực hiện theo các quy chuẩn kỹ thuật quốc gia.

– Kiểm định về kỹ thuật an toàn lần đầu: theo các quy chuẩn kỹ thuật sau khi lắp đặt và trước khi đưa vào hoạt động, chuyên gia sẽ đánh giá tình trạng an toàn về kỹ thuật của toàn hệ thống đường ống dẫn khí.

– Kiểm định kỹ thuật an toàn định kỳ: dựa theo tiêu chuẩn kỹ thuật an toàn theo các quy chuẩn kỹ thuật quốc gia khi hết thời hạn của lần kiểm định kỹ thuật trước.

– Kiểm định về kỹ thuật an toàn bất thường: được đánh giá theo tiêu chuẩn kỹ thuật an toàn khi thay đổi vị trí lắp đặt, sửa chữa, nâng cấp và cải tạo gây ảnh hưởng tới sự an toàn của toàn hệ thống. Khi có yêu cầu của các cơ quan chức năng có thẩm quyền yêu cầu kiểm tra bất thường.

Kiểm định kỹ thuật an toàn hệ thống khí y tế cần tuân thủ theo các quy chuẩn kỹ thuật quốc gia.
Kiểm định kỹ thuật an toàn hệ thống khí y tế cần tuân thủ theo các quy chuẩn kỹ thuật quốc gia.

Quy trình kiểm định các thiết bị của hệ thống dẫn khí

Trong quá trình thực hiện quy trình kiểm định chất lượng về kỹ thuật an toàn hệ thống khí y tế, tổ chức kiểm định cần thực hiện theo các bước:

Bước 1: Kiểm tra hồ sơ, lý lịch của hệ thống đường ống dẫn khí y tế;

Bước 2: Kiểm tra sơ đồ của hệ thống đường ống dẫn;

Bước 3: Kiểm tra các kỹ thuật bên ngoài, bên trong (nếu có);

Bước 4: Kiểm tra về kỹ thuật thử nghiệm;

Bước 5: Xử lý các kết quả đã kiểm định.

Thời hạn cần kiểm định

– Hệ thống đường ống có thời hạn kiểm định kỹ thuật an toàn định kỳ là 03 năm.

– Thời hạn kiểm định kỹ thuật an toàn định kỳ đối với hệ thống đường ống đã sử dụng trên 12 năm là 02 năm.

– Đối với hệ thống đường ống đã sử dụng trên 24 năm thì cần kiểm định kỹ thuật an toàn định kỳ, thời hạn là 01 năm.

Hệ thống ống dẫn khí cần được kiểm định theo thời hạn
Hệ thống ống dẫn khí cần được kiểm định theo thời hạn

Ứng dụng của máy nén khí y tế

Cung cấp khí nén để phục vụ cho bệnh nhân cần oxy.

– Khử trùng các thiết bị y tế.

Máy nén khí y tế cung cấp khí nén trong ngành nha khoa cho các thiết bị của máy thổi, máy phun đa chức năng, máy khoan…

Hy vọng với những thông tin trên có thể giúp người dùng hiểu về hệ thống khí y tế, các quy định về khí y tế cũng như máy nén khí y tế được sử dụng phổ biến trong lĩnh vực y tế nhằm phục vụ tốt yêu cầu về chất lượng khí cho người bệnh.

About Khánh Ninh

Chào các bạn! Tôi là Ninh, với gần 2 năm nghiên cứu, tổng hợp các kiến thức về điện máy, thiết bị về công nghiệp. Hy vọng những nội dung tôi chia sẻ trên đây sẽ có ích cho các bạn cũng như giúp bạn có thể hoàn thành công việc một cách tốt nhất.

View all posts by Khánh Ninh →

Trả lời