Câu đặc biệt là gì? Nó có vai trò và tác dụng thế nào trong văn học và thực tiễn? Hãy cùng chúng tôi tìm hiểu chi tiết về câu đặc biệt qua nội dung bài viết này nhé.
Tóm tắt nội dung
Câu đặc biệt là gì?
Câu là một đơn vị để cấu thành đoạn. Từ rất sớm, câu trong tiếng Việt đã được quan tâm và nghiên cứu với những hướng tiếp cận rất mới mẻ và khác nhau. Một câu được xem là đầy đủ và hoàn chỉnh phải có đủ chủ ngữ, vị ngữ là hai thành phần chính. Tuy nhiên trong thực tế lại có những câu văn không mang một trong hai thành phần chính.
Trong một số trường hợp cụ thể, người ta sẽ dùng một số câu văn đặc biệt mà đôi khi không chứa cả chủ ngữ và vị ngữ. Tuy nhiên người nghe vẫn hiểu đúng, hiểu đủ. Và những câu văn như thế được gọi là câu đặc biệt. Vậy câu đặc biệt là gì?

Khái niệm câu đặc biệt
Câu đặc biệt đã được đưa vào giảng dạy trong sách ngữ văn lớp 7. Theo đó, câu đặc biệt là gì được định nghĩa là một loại câu không được cấu tạo theo bất cứ một quy tắc ngữ pháp nhất định nào. Như vậy một câu văn được xem là câu đặc biệt sẽ không mang cấu trúc hoàn chỉnh như một câu bình thường. Có nghĩa là các câu đặc biệt không nhất thiết phải có đầy đủ chủ ngữ, vị ngữ, không cần thiết trạng ngữ, tân ngữ,… mà thay vào đó là những từ ngữ ngắn gọn, súc tích mang tính nhấn mạnh.
Câu đặc biệt thường rất ngắn gọn và súc tích. Một điểm rất thú vị của câu đặc biệt đó là mặc dù thường không có chủ ngữ, vị ngữ nhưng lại không làm cho câu văn trở nên khó hiểu và gây nhầm lẫn. Đồng thời, bình thường một câu nói bị thiếu chủ ngữ hay bị đánh giá là không lịch sự, nhưng câu đặc biệt lại không như vậy. Cả người nói và người nghe vẫn hiểu ý dù câu chỉ ngắn gọn đôi ba từ.
Đặc điểm câu đặc biệt
Câu đặc biệt có một số đặc điểm đặc trưng giúp bạn dễ nhận dạng bao gồm:
- Câu rất ngắn gọn, thường chỉ được tạo thành từ một từ hoặc 1 cụm từ ngắn.
- Trong câu đặc biệt không thể xác định được thành phần câu, và câu cũng không theo bất kỳ cấu trúc ngữ pháp thông thường nào.
- Bản thân câu đặc biệt đã mang một nghĩa đặc trưng, vì vậy không thể thêm các thành phần chủ – vị vào câu.
So sánh câu đặc biệt và câu rút gọn
Câu đặc biệt và câu rút gọn là hai kiểu câu “bất thường” trong ngữ pháp tiếng Việt. Vì thế nhiều người vẫn nhầm lẫn hai kiểu câu này với nhau. Sau đây chúng tôi sẽ tổng hợp lại những điểm giống và khác nhau giữa hai loại câu này để các bạn dễ dàng phân biệt hơn nhé.

Giống nhau:
- Đều là các kiểu câu không theo cấu trúc ngữ pháp thông thường. Câu sẽ thiếu các thành phần chính như chủ ngữ, vị ngữ.
- Câu thường được cấu thành từ 1 hoặc một cụm các từ ngữ.
- Đều ngắn gọn, súc tích và đầy đủ nghĩa.
Khác nhau:
Câu đặc biệt | Câu rút gọn | |
Bản chất câu | Là câu văn không được cấu tạo theo mô hình của một câu văn chuẩn điển hình bao gồm chủ ngữ và vị ngữ. | Là các câu đơn đầy đủ thành phần chủ ngữ và vị ngữ nhưng khi sử dụng người ta lược đi một số thành phần của câu như chủ ngữ, vị ngữ hoặc bỏ cả chủ ngữ và vị ngữ. |
Xác định các thành phần trong câu | Câu đặc biệt không có thành phần chủ ngữ và vị ngữ vì vậy không thể xác định được từ hay cụm từ đó thuộc thành phần nào. | Tùy vào hoàn cảnh mà có thể xác định thành phần được rút gọn là thành phần gì trong câu. |
Khả năng khôi phục thành phần câu | Không thể phục hồi câu. | Có thể phục hồi thành câu đầy đủ (tuy nhiên không bắt buộc). |
Trên đây là sự so sánh chi tiết giữa câu đặc biệt và câu rút gọn. Như vậy các bạn có thể thấy rằng câu đặc biệt và câu rút gọn đều có những đặc điểm riêng biệt và chúng là hai loại câu khác nhau.
Xem thêm: Câu kể là gì? Tìm hiểu về vai trò và cách sử dụng câu kể
Câu đặc biệt có tác dụng gì?
Câu đặc biệt được dùng khá nhiều trong giao tiếp hằng ngày bởi tác dụng của nó khá là thú vị. Cùng chúng tôi xem lại 4 vai trò quan trọng nhất của câu đặc biệt là gì nhé!
Bày tỏ thái độ, cảm xúc của người viết / người nói
Câu đặc biệt được dùng nhiều nhất là để bày tỏ thái độ, tình cảm, cảm xúc của chính người nói khi nói hoặc viết.
Trong nhiều trường hợp, những câu chuyện truyền cảm hứng hay những bài học hay được chia sẻ chủ nhân của câu chuyện đó không thể kìm lòng mà bộc lộ cảm xúc chân thực của mình. Và khi đó, câu đặc biệt được xuất hiện một cách bất ngờ với những câu từ ngắn gọn nhưng mang đầy đủ sắc thái và cảm xúc. Một số ví dụ về câu đặc biệt dùng để bộc lộ cảm xúc như: Hay quá!; Tuyệt vời!; Tốt quá!; Hoàn hảo!
Ngoài ra câu đặc biệt còn có thể bày tỏ thái độ khó chịu, bực tức như: Đáng ghét!; Tức thật!; Bực mình!; Cáu ghê!
Xác định thời gian, địa điểm diễn ra sự việc
Các câu đặc biệt còn được sử dụng làm câu trả lời khi được hỏi về địa điểm, thời gian. Đương nhiên là chúng ta vẫn có thể trả lời bằng một câu văn bình thường, tuy nhiên trong một vài trường hợp và tùy vào đối tượng giao tiếp bạn cũng có thể dùng các câu đặc biệt để thay thế.
Trước tiên tôi sẽ đưa ra một vài ví dụ cụ thể để các bạn hiểu hơn về vai trò này:
A: Ngày mai cậu định đi mua đồ ở đâu vậy?
B: Jiza Plaza.
A: Mấy giờ rồi mày ơi, xem giúp tao với!
B: 5:30.

Đây là hai ví dụ đơn giản để bạn thấy được tác dụng của câu đặc biệt. Các bạn thấy đấy, cách trả lời bằng câu đặc biệt sẽ khiến cho câu văn ngắn gọn, súc tích, trả lời đúng trọng tâm và đương nhiên là người nghe cũng có thể hoàn toàn hiểu nghĩa.
Xét ví dụ đầu tiên, nếu đáp lại bằng một câu văn đơn thuần thì câu trả lời có thể là “Ngày mai tớ sẽ đi mua đồ ở Jiza Plaza”. Câu nói này đầy đủ thành phần câu và đầy đủ ý, tuy nhiên nó bị rườm rà. Thay vào đó chúng ta chỉ cần trả lời đúng trọng tâm là “Jiza Plaza” là người nghe đã tiếp nhận được câu trả lời chính xác rồi.
Tuy nhiên, cách nói chuyện như vậy còn phải phụ thuộc vào việc đối tượng giao tiếp với bạn là ai và bạn đang ở trong hoàn cảnh nào. Nếu người hỏi là người lớn tuổi hơn thì đây lại bị đánh giá là nói trống không, không có chủ vị.
Vậy nên để câu đặc biệt có tác dụng trong vai trò xác định thời gian, địa điểm bạn cần cân nhắc trước khi sử dụng.
Liệt kê sự vật, sự việc, hành động
Tác dụng liệt kê của câu đặc biệt nhằm xác định sự hiện diện của sự vật, sự việc và có vai trò thông báo các sự việc có thể sắp diễn ra. Tác dụng này hay được dùng trong thơ văn để tạo nên sự đặc biệt và nghệ thuật cho đoạn văn.
Ví dụ cụ thể: Buổi sáng tại vùng quê thật thanh bình biết bao. Tiếng chim. Tiếng gió.
Chức năng gọi – đáp
Có lẽ chúng ta thường xuyên dùng câu đặc biệt để gọi đáp nhưng chúng ta không biết đó là câu đặc biệt. Vì là câu gọi đáp, nên bạn cần phải đặt mình và hoàn cảnh cụ thể mới hiểu được tròn nghĩa của câu nói.
Ví dụ về chức năng gọi đáp của câu đặc biệt như:
– Lan! Lan ơi! Câu có nhà không?
– Quân! Quân! Dậy đi học thôi con, trễ giờ rồi!
– Số báo danh 912 có mặt ở đây không? – Có ạ.
– Quang ơi đi thôi! – Ok!
Chúng tôi vừa tổng hợp kiến thức câu đặc biệt là gì. Hy vọng bài viết đã mang tới cho bạn những thông tin thú vị về câu đặc biệt, đồng thời có thể hỗ trợ bạn trong giao tiếp hằng ngày và trong học tập.