Chất khử là gì? Tính chất và vai trò của chất khử

Chất khử là một loại chất có vai trò quan trọng trong các phản ứng hóa học. Vậy bạn đã hiểu rõ khái niệm chất khử là gì, chất khử có tính gì và vai trò của chúng như thế nào? Tất cả câu trả lời sẽ được giải đáp trong nội dung bài viết này. Các bạn hãy cùng chúng tôi tìm hiểu về chất khử ngay nhé.

Chất khử là gì?

Trong một phản ứng hóa học, chất khử là chất nhường e. Chất khử là gì lớp 10 đã được học trong bộ môn hóa học. Theo khái niệm được nêu thì chất khử còn được hiểu là chất cho điện từ trong chuỗi phản ứng oxi hóa khử. Như vậy, chất khử chính là chất nhường electron trong quá trình xảy ra một phản ứng hóa học.

Chất khử là gì?
Chất khử là gì?

Chất khử còn được gọi là tác nhân khử trong phản ứng hóa học. Trong khi xảy ra phản ứng hóa học, chất khử có thể là một nguyên tố hóa học hoặc cũng có thể là một hợp chất xảy ra trong các phản ứng oxi hóa khử. Vai trò của chất khử là khử một chất khác. Đồng thời, chất khử cũng bị oxi hóa bởi các chất oxi hóa khi giữa chúng xảy ra phản ứng hóa học.

Chất khử có tính chất gì?

Về cơ bản, tính khử của chất khử thì sẽ ngược lại so với chất oxi hóa. Tính khử của một chất khử sẽ có sự khác biệt so với chất oxi hóa về quy trình vận chuyển oxi trong các phản ứng khử (chúng sẽ làm mất đi oxi).

Ví dụ về các chất khử bằng phản ứng hóa học cụ thể:

Ví dụ 1: Mg + ZnCl2 -> MgCl2 + Zn

Trong phản ứng hóa học trên ta có thể khẳng định Mg là một chất khử. Bởi Mg trong phản ứng đã nhường đi 2 e để trở thành ion Mg2+.

Mg – 2e -> Mg2+

Zn2+ + 2e -> Zn

Vì Mg mất đi 2 e nên nó chính là chất khử. Hay nói cách khác, Mg đã bị oxi hóa trong phản ứng hóa học trên.

Nếu một chất không tham gia phản ứng hóa học thì chúng ta không thể khẳng định được chúng là chất khử hay là chất oxi hóa. Vì vậy, để nhận biết một chất có phải là chất khử là chất nhường e hay không thì cách đơn giản nhất là để nó tham gia vào phản ứng oxi hóa khử.

Chất khử có tính gì?
Chất khử có khả năng khử một chất khác?

Tôi có một phản ứng oxi hóa khử như sau: Zn + FeSO4 -> ZnSO4 + Fe

Zn – 2e -> Zn2+

Fe2+ + 2e -> Fe

Như vậy có thể kết luận trong phản ứng trên Zn là chất khử, có nghĩa là Zn bị oxi hóa bởi FeSO4.

Ở ví dụ (1) ion Zn2+ đóng vai trò là chất bị khử, tuy nhiên ở phản ứng với muối sắt (II) sunfat Zn lại đóng vai trò là chất khử. Như vậy, tính khử của một chất còn phụ thuộc vào phản ứng hóa học mà nó tham gia.

Vậy các bạn đã có câu trả lời chính xác cho câu hỏi chất khử là chất nhường electron đúng hay sai rồi chứ. Đúng vậy! Trong phản ứng oxi hóa khử, chất khử sẽ nhường bớt đi các hạt electron.

Chúng ta còn có thể xếp các chất khử mạnh theo thứ tự giảm dần là: K, Na, Ba, Ca, Mg, Al, Zn, Fe, Ni, Sn, Pb, (H), Cu, Hg, Ag, Pt, Au.

Để nhớ dãy các chất này chúng ta có thể học bằng cách chuyển chúng thành một câu nói: Khi nào bạn cần may áo giáp sắt nhìn sang phố (hỏi) cửa hàng á phi âu. Mỗi chữ sẽ tương ứng với một chất ở phía trên. Như vậy bạn có thể nhớ dãy hoạt động oxi hóa khử một cách đơn giản hơn.

Xem thêm: ▶ Cho Si vào bình chứa F2 tạo ra phản ứng & các ứng dụng gì

Vai trò của chất khử trong phản ứng hóa học

Theo nghiên cứu, cả chất khử và chất oxi hóa đều là các chất có khả năng ăn mòn điện hóa. Phản ứng oxi hóa khử chính là minh chứng sự xuống cấp của kim loại trong quá trình hoạt động điện hóa. Có nghĩa là kim loại có thể bị ăn mòn trong phản ứng cụ thể nào đó.

Vai trò của chất khử
Vai trò của chất khử

Để phản ứng oxi hóa khử có thể xảy ra thì cần có sự nhường nhận e từ các chất. Quá trình này cần có 1 hoặc nhiều ion đảm nhiệm các vai trò cụ thể:

  • Nhận điện tích (là ion mang điện tích dương)
  • 1 hoặc nhiều ion đảm nhiệm vai trò cho điện tích (là các ion điện tích âm)  thì mới có thể xảy ra phản ứng ăn mòn điện hóa.
  • Chất khử là anot sẽ là một nguyên tố bị mất điện tích.
  • Quá trình oxi hóa sẽ được diễn ra tại anot (bị oxi hóa).
  • Chất oxi hóa là catot sẽ đảm nhiệm vai trò của một nguyên tố nhận điện tích.
  • Quá trình khử luôn xảy ra tại catot.

Như vậy, khi có sự xuất hiện của sự chênh lệch oxi hóa, sự ăn mòn điện hóa sẽ được diễn ra tại anot. Cũng chính lúc này, kim loại tại anot sẽ bắt đầu bị ăn mòn và dần bị hư hại.

Tính chất của chất khử

Một số tính chất của chất khử bao gồm:

  • Chất khử sẽ bị oxi hóa và chất còn lại sẽ bị khử trong một phản ứng oxi hóa khử.
  • Các chất khử mạnh thì sẽ có khả năng tăng số hạt e dễ dàng hơn.
  • Các chất có tính khử càng mạnh thì tính oxi hóa của chúng càng yếu và ngược lại.
  • Theo nghiên cứu, các nguyên tử có bán kính lớn hơn sẽ là những chất có tính khử tốt hơn.
  • Chất khử tốt thì thường sẽ có độ âm điện thấp hơn và năng lượng ion hóa của chúng cũng nhỏ hơn.
  • Một số chất khử phổ biến thường thấy như là các kim loại kiềm và kim loại kiềm thổ (K, Na, Ba, Ca, Mg,..); các hợp chất chứa ion H- (NaH, LiAlH4, CaH2,…)

Chất khử chua đất

Khử chua đất bằng vôi bột
Khử chua đất bằng vôi bột

Loại đất cần phải khử chua là những loại đất có độ pH thấp, có nghĩa là đất chứa nhiều thành phần axit. Như vậy để khử chua đất, ta cần phải dùng các chất có khả năng trung hòa axit đẻ nồng độ pH của đất phù hợp với các loại cây trồng.

Đất bị nhiễm chua thường sẽ có nồng độ vi chất của các nguyên tố Mn, Al và ion Fe tăng mạnh. Các dưỡng chất K, Ca, Mg, P, Bo,… giảm hoặc khó hòa tan hoặc là bị đất giữ chặt.

Để khử chua đất ta thường dùng một số chất có phản ứng với axit làm trung hòa bớt một lượng axit trong đất. Chất khử chua đất hiệu quả được sử dụng rất phổ biến hiện nay là CaO.

Trên đây là những thông tin liên quan tới chất khử và phản ứng oxi hóa khử. Chúng tôi đã giúp bạn giải thích khái niệm chất khử là gì. Đồng thời cũng trả lời câu hỏi chất khử là chất nhường electron đúng say sai. Hy vọng những kiến thức hóa học trong bài viết có thể giúp bạn hiểu thêm về bản chất của chất khử trong phản ứng oxi hóa khử. Mong rằng bài viết này sẽ là động lực để các bạn thêm yêu môn hóa với những kiến thức thú vị và bổ ích.