Chi tiết máy là một trong những bộ phận cực quan trọng, đóng vai trò tạo nên một tổng thể hoàn chỉnh nhằm để thực hiện tốt nhất nhiệm vụ chung. Vậy cụ thể chi tiết máy là gì? Chi tiết máy gồm những loại nào? Những nội dung đúng về chi tiết máy sẽ được chúng tôi thông tin đầy đủ, chi tiết ngay bài viết sau đây.
Tóm tắt nội dung
Chi tiết máy là gì?
Theo như khái niệm chi tiết máy là gì Công nghệ 8 ta có định nghĩa sau đây về chi tiết máy:
Chi tiết máy là các phần tử được cấu tạo một cách hoàn chỉnh từ những bộ phận cấu thành nhằm tạo nên được những nhiệm vụ chung nhất trong máy. Các thành phần này đều đảm nhiệm các chức năng nhất định ở bên trong máy móc.

Công dụng của chi tiết máy là rất quan trọng, các loại máy móc đều được lắp ghép các chi tiết lại với nhau nhằm để tạo nên được một tổng thể hoàn chỉnh nhằm đảm bảo nhiệm vụ chung được thực hiện tốt nhất.
Đặc điểm để nhận dạng chi tiết máy là khi bạn bạn chứng kiến tận mắt các phần tử được cấu tạo một cách hoàn chỉnh. Các chi tiết này có thể tháo rời ra hay không là tùy vào cách mà bạn ghép nối các chi tiết đó ra sao.
Ví dụ về chi tiết máy:
Ví dụ 1: Không thể tháo rời vít, đai ốc hoặc một bánh răng vì chúng là những chi tiết máy.
Ví dụ 2: Phần tử nào không phải là chi tiết máy trong các đáp án sau đây?
- Mảnh vỡ máy
- Bu lông
- Đai ốc
- Bánh răng.
Đáp án A. Mảnh vỡ máy
Lý giải: Trong các phần tử của một chiếc máy thì mảnh vỡ máy không phải là chi tiết máy, bởi chi tiết máy là phần tử có cấu tạo hoàn chỉnh, không có khả năng có thể tháo rời được. Trong khi đó, mảnh vỡ máy không phải phần tử có cấu tạo hoàn chỉnh.
Phân loại chi tiết máy
Chi tiết máy được phân thành 2 loại cơ bản sau đây:
- Nhóm có công dụng chung, bao gồm: Bu lông, đai ốc, bánh răng, lò xo,… được dùng trong nhiều loại máy móc khác nhau, các chi tiết đều có công dụng chung
- Nhóm có công dụng riêng như: Trục khuỷu, kim máy khâu, khung xe đạp. Đây là những chi tiết được sử dụng trong một loại máy nhất định, mỗi chi tiết đảm nhiệm một công dụng riêng
Ngày nay, hầu hết chi tiết máy đã được tiêu chuẩn hóa để đảm bảo tính thống nhất, cũng như khả năng lắp lẫn nhau. Điều này để đảm bảo sự thuận lợi cho việc sử dụng, cũng như chế tạo hàng loạt.

Dấu hiệu nhận biết chi tiết máy
Dấu hiệu để giúp nhận biết chi tiết máy là phần tử được cấu tạo hoàn chỉnh, không thể tháo rời ra được hơn nữa. Bên cạnh đó, cách mà chi tiết máy được lắp ghép với nhau như thế nào cũng là dấu hiệu giúp nhận biết được chi tiết máy, cụ thể như sau:
- Lắp ghép thông qua mối ghép cố định: là những mối ghép mà các chi tiết được ghép không có chuyển động tương đối với nhau như mối ghép tháo được bằng cách ghép bằng vít, ren, then, chốt,.. hay các mối ghép không tháo được như ghép bằng đinh tán, bằng hàn.
- Mối ghép động: Là các mối ghép mà chi tiết được ghép có khả năng xoay, trượt, lăn, ăn khớp với nhau.
Xem thêm: Vật liệu siêu dẫn là gì? Nguyên lý, ứng dụng vật liệu siêu dẫn
Các bước thực hiện thiết kế 1 chi tiết máy
Công việc thiết kế một chi tiết máy thường tiến hành thông qua 7 bước sau đây:
- Bước 1: Lập sơ đồ tính toán chi tiết máy, cũng như cấu chi tiết máy.
- Bước 2: Đặt các tải trọng lên sơ đồ để tính toán chi tiết máy.
- Bước 3: Lựa chọn vật liệu dùng để chế tạo chi tiết máy.
- Bước 4: Tính toán kích thước chính của chi tiết máy theo điều kiện bền hay điều kiện cứng.
- Bước 5: Lựa chọn các kích thước khác, cũng như thực hiện vẽ kết cấu của chi tiết máy.
- Bước 6: Kiểm nghiệm chi tiết máy dựa trên độ bền, độ cứng, tính chịu nhiệt, tính chịu dao động. Trường hợp không đảm bảo cần phải gia tăng kích thước, trường hợp quá dư thì phải giảm kích thước của chi tiết máy.

- Bước 7: Lập bản vẽ chế tạo chi tiết máy thể hiện một cách đầy đủ hình dạng, kích thước, vật liệu, chất lượng bề mặt, phương pháp nhiệt luyện, yêu cầu gia công, lắp ráp.
Các vấn đề cơ bản khi thiết kế chi tiết máy
Tiêu chuẩn để thiết kế, đánh giá các chi tiết máy được dựa vào những yếu tố cơ bản sau đây:
- Cần đảm bảo được hiệu suất sử dụng cao, ít tiêu tốn năng lượng với chi phí vận hành thấp nhất có thể.
- Khả năng làm việc của các chi tiết máy tốt, cho nên cần phải thiết kế làm sao để vừa giữ được độ bền lâu dài trong suốt quá trình sử dụng, vừa vận dụng được tối đa nhiệm vụ của chúng.
- Chi tiết máy phải đảm bảo được mức độ tin cậy cao khi sử dụng. Độ tin cậy của chi tiết máy đánh giá dựa theo tiêu chí là xác suất làm việc và không bị hỏng hóc trong thời gian nhất định.
- Chi tiết máy cần đảm bảo được sự an toàn tuyệt đối trong suốt quá trình sử dụng.
- Tính công nghệ cũng như tính kinh tế cần được tối ưu hóa sao cho phù hợp. Chú ý đảm bảo kích thước nhỏ gọn, khối lượng thấp để làm giảm giá thành hiệu quả.
Như vậy, khi thiết kế các chi tiết máy, cần đặc biệt chú ý kiểm tra, đánh giá theo các tiêu chí trên nhằm tạo ra được những sản phẩm chất lượng nhất.

Yêu cầu cơ bản khi thực hiện gia công chi tiết máy
Gia công chi tiết máy việc việc ứng dụng các loại máy móc, kỹ thuật nhằm biến phôi thô trở thành những chi tiết máy hoàn chỉnh với kích thước, hình dạng theo yêu cầu. Theo đó, để đảm bảo tạo nên được một chi tiết máy hoàn chỉnh cần đảm bảo những tiêu chí sau đây:
Độ chính xác cao
Chi tiết máy là sản phẩm gia công dựa trên bản vẽ kỹ thuật, cho nên đòi hỏi độ chính xác cực cao để đảm bảo khả năng lắp ráp và , cũng như hiệu quả làm việc như ý.
Để làm được điều này thì các đơn vị gia công cần phải súng dụng các công nghệ máy móc hiện đại, có khả năng tự động hóa cao, gia công chính xác theo bản vẽ đã đã lập trình sẵn.
Yêu cầu về độ bền
Để đảm bảo khả năng vận hành lâu dài, an toàn trong suốt quá trình sử dụng, thì các chi tiết máy cần phải sở hữu độ bền cực cao. Đặc biệt chi tiết máy có độ bền cao còn giúp tiết kiệm chi phí hiệu quả cho người dùng trong việc hạn chế tối đa chi phí cho việc bảo trì, bảo dưỡng thiết bị.

Độ bền chi tiết máy được quyết định bởi các vật liệu sản xuất. Thông thường thì các chi tiết máy được gia công từ kim loại, inox được lựa chọn nhiều nhất bởi chúng có khả năng chống gỉ sét tốt.
Đảm bảo đúng tiến độ
Tiến độ hoàn thiện gia công chi tiết máy là điều được khách hàng vô cùng quan tâm. Nếu bàn giao sản phẩm chậm trễ sẽ dẫn tới nhiều hệ lụy như máy móc lắp ráp chậu, từ đó ảnh hưởng đến kế hoạch kinh doanh/ vận chuyển sản phẩm cho khách hàng; bị hủy hay phải đền bù hợp hồng,…
Vì thế các đơn vị thực hiện gia công chi tiết máy phải đảm bảo được tiến độ hiện, giao trả sản phẩm đúng hẹn đến khách hàng.
Qua bài viết này chúng ta đã trả lời được cho câu hỏi chi tiết máy là gì, cũng như những đặc điểm cơ bản về các chi tiết máy. Bạn đọc đừng quên theo dõi giamaynenkhi.net để luôn cập nhật những thông tin hữu ích nhất cho mình nhé!