Công dân toàn cầu là gì? Công dân toàn cầu cần những phẩm chất gì?

Công dân toàn cầu không phải là một thuật ngữ mới nhưng hiện nay vẫn chưa nhiều người biết đến nó. Vậy công dân toàn cầu là gì? Công dân toàn cầu bắt nguồn từ đâu và có ý nghĩa như thế nào? Phẩm chất của công dân toàn cầu là gì? Cùng theo dõi bài viết dưới đây để có câu trả lời về công dân toàn cầu chính xác nhất.

Khái niệm công dân toàn cầu là gì?

Công dân toàn cầu trong tiếng Anh được viết là global citizen được hiểu là những người sống và làm việc ở nhiều quốc gia khác nhau. Công dân toàn cầu có thể có một hoặc nhiều quốc tịch. Khi khái niệm công dân toàn cầu xuất hiện, nó đã nhanh chóng làm thay đổi cơ bản những khái niệm và giá trị liên quan về lãnh thổ, biên giới, văn hóa, chính trị, quản lý nhà nước và cả ngành tư pháp quốc tế.

Tính riêng ở Việt Nam, thuật ngữ công dân toàn cầu đã bắt đầu xuất hiện trong khoảng đầu thiên niên kỷ thứ III, tuy nhiên cho đến nay vẫn chưa có một định nghĩa hoàn chỉnh và được chính thức công nhận.

Tìm hiểu về thuật ngữ công dân toàn cầu
Tìm hiểu về thuật ngữ công dân toàn cầu

Một định nghĩa được sử dụng phổ biến do Oxfam cung cấp được phát biểu như sau: Công dân toàn cầu là người có ý thức về thế giới rộng lớn đồng thời nhận thức được vai trò của mình như một công dân toàn cầu; nắm được cách thức thế giới hoạt động; có sự phẫn nộ trước những bất công xã hội; tham gia vào hoạt động cộng đồng ở nhiều cấp độ từ địa phương đến toàn cầu; sẵn sàng hành động góp phần tạo nên một thế giới công bằng và bền vững; biết chịu trách nhiệm về hành động của mình.

Tìm hiểu nguồn gốc thuật ngữ công dân toàn cầu

Công dân toàn cầu được bắt nguồn từ hoạt động mang tính xuyên quốc gia như hoạt động kinh doanh của các công ty đa quốc gia; từ chính sách thu hút nhân tài của chính phủ các nước và nhu cầu tồn tại, phát triển tại môi trường thuận lợi hơn của con người.

Xã hội ngày càng phát triển nên việc giao lưu hội nhập là một điều tất yếu. Trong thế kỷ XXI quá trình toàn cầu hóa đã góp phần sản sinh ra một thế hệ công dân toàn cầu mới. Vì vậy một số tổ chức giáo dục tiên tiến trên toàn thế giới bắt đầu xây dựng chương trình giảng dạy nhằm chuẩn bị rèn luyện phẩm chất và tri thức cho những cá nhân xuất sắc của thế hệ công dân toàn cầu hiện nay.

Công dân toàn cầu là người như thế nào?

Một người được gọi là công dân toàn cầu phải có sự đổi mới trong cách nghĩ, cách sống và làm việc. Với bản chất liên kết giữa thế giới và cuộc sống của con người nên bạn phải nhận định được rằng thế giới không phải ở “ngoài kia”, không phải xa lạ mà nó là một phần không thể thiếu trong cuộc sống của mỗi người.

Để định hình bản thân có phải là một công dân toàn cầu hay không người ta sẽ dựa vào 5 tiêu chí cơ bản. Vậy phẩm chất của công dân toàn cầu cần những gì? 5 tiêu chí của công dân toàn cầu sau đây sẽ giúp bạn hiểu hơn:

Công dân toàn cầu cầu có 5 tiêu chí cơ bản
Công dân toàn cầu cầu có 5 tiêu chí cơ bản

Tự tin giao tiếp với thế giới

Sự tự tin giao tiếp hay còn hiểu đơn giản hơn là khả năng ngoại ngữ tốt. Khi kinh tế, văn hóa, xã hội có sự giao lưu và hội nhập thì việc sử dụng ngoại ngữ là điều cần thiết để bạn có thể vươn tầm thế giới. Trong đó tiếng Anh, tiếng Trung là những ngôn ngữ phổ biến và quan trọng giúp ích rất nhiều trong hoạt động giao tiếp quốc tế.

Những cá nhân là công dân toàn cầu là người có ngoại ngữ đồng thời có kỹ năng giao tiếp tự tin với bạn bè quốc tế. Sử dụng lợi thế của bản thân để phát triển và đạt được nhiều thành tựu trong cuộc sống.

Trình độ chuyên môn cao

Để bắt kịp với nhịp sống của thế giới bạn cần có một nền tảng tri thức vững mạnh và có tính chuyên sâu. Chẳng hạn như bạn muốn làm việc tại những công ty quy mô toàn cầu, đa quốc gia thì bạn phải có chuyên môn và kiến thức cao về lĩnh vực mà bạn đang làm. Điều này giúp bạn có cơ hội cạnh tranh với những cá nhân khác.

Có quan điểm sống rõ ràng

Sự đa dạng trong văn hóa và quan điểm sống đôi khi sẽ khiến bạn lung lay và bị tác động. Một công dân toàn cầu là người phải có chính kiến, quan điểm sống rõ ràng, biết tìm hiểu và chắt lọc thông tin chính xác. Quan điểm sống phải gắn liền với việc biết tôn vinh những điều tốt đẹp, có thái độ phê phán những tệ nạn, điều xấu.

Quan điểm sống đúng đắn của mỗi người sẽ góp phần giúp xã hội trở nên tốt hơn, tạo ra những giá trị bền vững và cao đẹp hơn cho toàn nhân loại.

Có ý thức cao về vấn đề môi trường và cộng đồng

Những hiểu biết xã hội là yếu tố quan trọng để bạn phát triển toàn diện và trở thành một công dân toàn cầu. Công dân toàn cầu ngoài kiến thức chuyên môn còn phải chăm chỉ trau dồi kiến thức xã hội. Một công dân toàn cầu nên nắm được các vấn đề về môi trường tự nhiên, cộng đồng xung quanh và cả tình hình thế giới. Những điều này giúp bạn mở mang tầm hiểu biết để không bị bỏ lại phía sau sự phát triển của nhân loại.

Hiểu về các vấn đề đang diễn ra hằng ngày trong đời sống sẽ giúp bạn có cách nhìn chân thật và khách quan. Từ đó giúp bạn đưa ra quan điểm chính xác về mọi vấn đề, sự việc trong xã hội.

Kỹ năng mềm tốt

Kỹ năng mềm sẽ giúp bạn phát huy những điểm mạnh của bản thân cho mọi người thấy. Giỏi ngoại ngữ, kiến thức chuyên môn cao nhưng không có kỹ năng mềm thì chắc chắn những ưu điểm này của bạn sẽ không thể truyền tải tới những người xung quanh một cách trọn vẹn.

Công dân toàn cầu cần kỹ năng mềm tốt
Công dân toàn cầu cần kỹ năng mềm tốt

Bên cạnh đó kỹ năng mềm cũng là một loại năng lực giúp bạn rất nhiều trong công việc và cả cuộc sống. Chúng giúp cho một công dân toàn cầu trở nên linh động, hoạt bát, nhanh nhạy hơn trong mọi tình huống. Điều này mang đến cho bạn những tư duy sáng tạo hơn để hoàn thành công việc hiệu quả và chất lượng.

Làm sao để trở thành công dân toàn cầu?

Trở thành một công dân toàn cầu đòi hỏi cần có thời gian để rèn luyện và cải thiện bản thân. Như đã chia sẻ ở trên một công dân toàn cầu cần phải đạt được 5 tiêu chí cơ bản. Cùng với đó bạn cũng nên tiếp thu và học hỏi thêm nhiều điều mới lạ của nhiều nơi trên thế giới để mở rộng thế giới quan của bản thân.

Một công dân toàn cầu cần gì? Chúng tôi sẽ chia sẻ tới các bạn 12 kỹ năng trở thành công dân toàn cầu. Hãy tham khảo để hiểu hơn về phẩm chất và những yêu cầu của một công dân toàn cầu ngày nay:

12 kỹ năng được chia thành 3 nhóm cấp độ cụ thể như sau:

Cấp độ 1: Nhóm các kỹ năng giúp phát triển bản thân

  • Kỹ năng học tập dài hạn.
  • Kỹ năng sống và tôn trọng đạo đức nghề nghiệp.
  • Kỹ năng phát triển cho cá nhân và sự nghiệp.
  • Kỹ năng An toàn – Sức khỏe – Môi trường (HSE).
Các kỹ năng quan trọng trong giáo dục công dân toàn cầu
Các kỹ năng quan trọng trong giáo dục công dân toàn cầu

Cấp độ 2: Nhóm các kỹ năng làm việc với cộng đồng

  • Kỹ năng giao tiếp và ứng xử.
  • Kỹ năng đàm phán.
  • Kỹ năng thuyết trình.
  • Kỹ năng làm việc nhóm.

Cấp độ 3: Nhóm các kỹ năng chuyên môn trong công việc

  • Kỹ năng lập kế hoạch và thiết kế công việc khoa học.
  • Kỹ năng giải quyết vấn đề.
  • Kỹ năng đổi mới về tư duy sáng tạo.
  • Kỹ năng ứng dụng công nghệ thông tin vào công việc.

Đất nước ta ngày nay cũng hội nhập và phát triển theo hướng toàn cầu hóa nên việc giáo dục con người trở thành công dân toàn cầu là một việc tất yếu của sự phát triển.

Trên đây là toàn bộ nội dung chúng tôi muốn chia sẻ để bạn có thể hiểu rõ khái niệm công dân toàn cầu là gì cũng như những tiêu chí, kỹ năng cần có để trở thành một công dân toàn cầu. Hy vọng những nội dung trong bài viết này đã góp phần mang tới cho các bạn đọc nhiều thông tin hữu ích.