Đất chua là hiện tượng phổ biến trong nông nghiệp, đây là nguyên nhân khiến cây trồng chậm phát triển. Để tìm hiểu đất chua là gì, đất chua nên trồng cây gì và phương pháp cải tạo đất chua như thế nào, mời bạn đọc cùng chúng tôi theo dõi bài viết sau đây
Tóm tắt nội dung
Đất chua là gì? Đặc điểm của đất chua
Đất chua là hiện tượng đất bị thay đổi tính chất hóa học do quá trình canh tác, gieo trồng hoặc ảnh hưởng bởi tính chất vùng đặc thù. Đất chua có độ ph là bao nhiêu? Loại đất này thường có độ pH dưới 6,5, có tính axit cao, nồng độ các chất Mn, Al và ion Sắt tăng mạnh.
Đất chua có đặc điểm gì? Ngoài đặc điểm như trên thì đất bị chua còn có kết cấu khá nhẹ hoặc đất pha cát nên dễ bị rửa trôi.

Chỉ số pH cho biết nồng độ ion H+ trong môi trường, nhờ đó mà bà con nông dân có thể nắm bắt được tình hình đất trồng để có biện pháp xử lý phù hợp. Trồng cây ở vùng đất chua sẽ không thể hấp thụ được các nguyên tố N, P, K và S, khiến cho cây bị còi cọc, làm suy giảm năng suất, chất lượng của cây trồng.
Một trong những cách hiệu quả để giúp cho bà con có thể nhận diện được đất chua chính là tiến hành đo độ pH của đất nhằm theo dõi tình hình canh tác trong suốt vụ mùa. Mỗi loại cây trồng có khả năng tương ứng với độ pH riêng của đất, độ pH dao động từ 6,1 – 7 chính là môi trường lý tưởng giúp cho cây phát triển. Độ pH nếu như thấp hơn khoảng này có nghĩa là đất trồng đã bị chua.
Nguyên nhân đất chua
Đất bị chua đến từ những nguyên nhân sau đây:
- Đặc tính của đất là đất thịt nhẹ, các chất như canxi, magie, kali,.. dễ bị rửa trôi nên gây ra tình trạng chua của đất.
- Khi thực hiện gieo trồng nhưng lại không cải tạo lại đất, tình trạng này kéo dài khiến cây trồng hút hết các chất dinh dưỡng của đất như N, P, K, các chất như canxi, magie, làm cho đất bị thiếu tính kiềm, dư thừa axit, trở nên chua.

- Ngoài ra, việc lạm dụng các loại phân bón hoá học gốc axit như Kali Clorua, Kali Sunfat,.. cùng với việc sử dụng bừa bãi các loại thuốc trừ sâu, thuốc kích thích sinh trưởng cũng là nguyên nhân gây ra tình trạng đất bị chua hóa.
Tác hại khi đất bị chua
Đối với cây trồng
Đất chua làm ảnh hưởng đến khả năng phát triển, sinh trưởng của cây trồng, làm cho cây bị thiếu hụt các chất kiềm như canxi, magie,.. khiến cây thiết hụt đi các chất dinh dưỡng.
Với những loại cây trồng không ưa axit sẽ gây ra tình trạng cây bị héo úa và chết.
Đối với vi sinh vật
Các loại vi sinh vật hầu hết đều không có khả năng sống tốt được ở trong môi trường axit, bởi vì chúng không thể hoạt động được để phân huỷ chất hữu cơ. Những hợp chất khó tan thường được vi sinh vật phân giải tích tụ lại trong đất gây hại cho cây trồng, môi trường.

Đất chua thích hợp trồng cây gì nhất hiện nay?
Tuy có hại, tuy nhiên vẫn có cách sử dụng đất chua nếu như bạn biết lựa chọn cây trồng phù hợp. Nếu bạn chưa biết đất chua trồng cây gì thì có thể tham khảo những cây trồng sau đây:
- Cây Phong Nhật Bản
- Hoa đỗ quyên
- Cây Camellia
- Daphne
- Erica
- Cẩm tú cầu
- Mộc Lan
- Cây ăn thịt
Mặc dù những loại cây này phù hợp để trồng ở đất chua nhưng lại không mang hiệu quả kinh tế cho bà con nông dân. bên cạnh đó, đặc điểm khí hậu cũng không thích hợp để gieo trồng. Cho nên, việc cải tạo đất là rất cần thiết để giúp đảm bảo cho việc thực hiện gieo trồng hoa màu một cách hiệu quả.
Một số biện pháp cải tạo đất chua hiệu quả nên áp dụng
Làm thế nào để khắc phục tình trạng đất chua là vấn đề nhận được sự quan tâm hàng đầu của bà con nông dân hiện nay. Sau đây là một số biện pháp để giúp người nông dân có thể thực hiện cải tạo đất chua hiệu quả và an toàn nhất:
Bón vôi cho đất
Việc bón vôi cho đất rất cần thiết để giúp trung hòa độ chua của đất, bởi vôi có tính chất kiềm. Hiện đây được xem là phương pháp giúp cải tạo đất chua hiệu quả, phổ biến nhất đối với bà con nhà nông.
Theo đó, có một số loại vôi chính thường dùng để cải tạo đất như: bột đá vôi (CaCO3), vôi tôi (Ca(OH)2), vôi nung (CaO) hoặc có thể sử dụng dolomite lime (CaMg(CO3)2),…

Tùy vào mức độ chua của đất để lựa chọn được loại vôi phù hợp sử dụng. Lưu ý, trước khi bón vôi bà con cần phải kiểm tra độ pH của đất trồng để bón vôi với một lượng phù hợp. Bà con nên dùng loại vôi dolomite để đảm bảo vừa cung cấp kiềm Ca, Mg cho đất, vừa mang lại nguốn chất khoáng dinh dưỡng cần thiết cho cây. Vôi không chỉ có tác dụng cải tạo đất chua mà việc bón vôi còn giúp giảm thiểu độc tố ở cây trồng.
Bổ sung phân hữu cơ cho đất
Với đất chua, việc tăng cường bổ sung phân hữu cơ là rất cần thiết, có thể sử dụng phân chuồng hay phân xanh để bón. Phân hữu cơ là nguồn thức ăn chính của các vi sinh vật trong đất, việc tăng cường lượng hữu cơ nhằm góp phần tăng cường hoạt động của hệ vi sinh vật đất. Nhờ đó mà đất trở nên tơi xốp hơn, giúp độ chua được giảm đi đáng kể trong đất.
Ngoài ra, phân hữu cơ còn là một giải pháp thân thiện với môi trường. Người nông dân có thể bổ sung thêm than bùn để giúp cây trồng phát triển, sinh trưởng tốt hơn.
Hạn chế sử dụng phân hóa học, thuốc bảo vệ thực vật
Để bảo vệ môi trường, tăng khả năng phát triển tự nhiên của cây trồng, bà con nên thay đổi thói quen canh tác theo hướng hữu cơ, giảm việc sử dụng phân bón vô cơ.

Đặc biệt, bà con nên nhớ tránh lạm dụng các loại thuốc bảo vệ thực vật vì những loại thuốc này sẽ gây ra nhiều hệ lụy cho đất trồng sau này. Thuốc bảo vệ thực vật lâu ngày không phân hủy hết là nguyên nhân khiến cho đất bị chua.
Thay vì sử dụng những loại độc hại này bà con nên sử dụng các loại chế phẩm sinh học, chủng vi sinh vật đối kháng, thiên địch để bảo vệ mùa màng tránh khỏi sâu bệnh,…
Độ chua của đất trồng là hoàn toàn có thể cải thiện nếu như bà con thường xuyên kiểm tra đất để phát hiện kịp thời. Việc áp dụng những biện pháp cải tạo đất chua phải đảm bảo đúng thời điểm, nguyên tắc nhằm đạt được hiệu quả lâu dài.
Hy vọng qua bài viết này bạn đọc trả lời được cho câu hỏi đất chua là gì, cũng như những cách giúp cải tạo đất chua hiệu quả nhất để giúp nâng cao sản lượng cây trồng hơn!