Tình trạng đất bị nhiễm mặn đang là vấn đề gây ra tác động xấu đến sự sinh trưởng, phát triển của cây trồng. Cùng tìm hiểu đất mặn là gì, đặc điểm và các biện pháp cải tạo đất mặn hiệu quả ngay bài viết sau đây của giamaynenkhi.net nhé.
Tóm tắt nội dung
Đất mặn là gì?
Đất mặn là loại đất chứa nhiều muối hòa tan, trong đó các loại muối tan thường gặp trong đất là: NaCl, MgCl2, NaHCO3, Na2SO4, CaCl2, CaSO4,… Mặc dù nguồn gốc của các loại muốn này sinh ra khác nhau, nhưng đều có nguồn gốc nguyên thủy từ các thành phần khoáng của đá núi lửa.
Trong quá trình phong hóa đá, các muối này bị hòa tan và di chuyển tập trung ở những dạng địa hình trũng không thoát nước.

Tại Việt Nam quá trình phong hóa đá xảy ra mạnh mẽ, ngay cả với muối khó hòa tan như CaCO3, CaSO4,… cũng bị hòa tan, rửa trôi ra sông, ra biển. Nếu bạn chưa biết đất mặn thuộc nhóm đất nào thì câu trả lời chính là thuộc nhóm đất phù sa.
Đặc điểm của đất mặn
Đất mặn sở hữu những đặc điểm cơ bản như sau:
- Sở hữu thành phần cơ giới nặng, tỉ lệ sét từ 50 – 60%, khả năng thấm nước kém. Khi ướt thì dẻo, dính, còn khi khô lại thì có hiện tượng co lại, nứt nẻ, rắn chắc, khó để làm đất.
- Đất mặn có chứa nhiều muối tan dưới dạng NaCl, Na2SO4, cho nên nên áp suất thẩm thấu của dung dịch đất lớn, ảnh hưởng tới quá trình hút nước và chất dinh dưỡng.
- Phản ứng trung tính hoặc kiềm của đất yếu.
- Nghèo mùn, nghèo đạm.
- Các hoạt động của vi sinh vật yếu.
Nguyên nhân đất mặn
Có nhiều nguyên nhân làm hình thành đất mặn, trong đó có 2 nguyên nhân chính chủ yếu hình thành đất mặn như sau:
Nguyên nhân khách quan
- Do nước biển xâm nhập vào gây nhiễm mặn.
- Do mạch nước ngầm nhiễm mặn, ngấm lên đất làm tạo thành đất bị nhiễm mặn.

Nguyên nhân chủ quan
Do tác động của quá trình sống và canh tác của con người dẫn đến thay đổi đặc tính của đất. Việc sử dụng nước đầu nguồn quá lớn của con người khiến cho mực nước ở các sông bị thấp xuống. Đây chính là nguyên nhân khiến cho đất bị nhiễm mặn vì nước biển xâm lấn sâu vào nội địa.
Tác hại của đất mặn
Gây hạn sinh lý
Chính sự dư thừa muối trong nước làm tăng áp suất thẩm thấu của dung dịch đất. Cây chỉ lấy được nước và dinh dưỡng khi độ muối tan trong đất nhỏ hơn nồng độ dịch bào của rễ; có nghĩa là áp suất thẩm thấu, sức hút nước của rễ cây cần lớn hơn áp suất thẩm thấu cùng với sức hút nước của đất.
Đất bị nhiễm mặn thường ảnh hưởng đến một số hoạt động sinh lý của cây như:
- Ảnh hưởng đến sự trao đổi nước của cây, làm cho cây bị héo lâu dài
- Khiến cho việc tổng hợp cytokinin bị ngừng, từ đó ảnh hưởng đến cơ quan của cây ở trên mặt đất.
- Gây ức chế cho rễ cây khi hút khoáng, làm cho cây bị thiếu đi năng lượng.
- Khiến cho việc vận chuyển, phân bố chất đồng hóa trong mạch libe bị kìm hãm: Các chất hữu cơ trên lá không tích tụ được vào những cơ quan khác của cây.
- Việc dư thừa ion trong đất gây ra tình trạng rối loạn tính thẩm của màng: Quá trình trao đổi chất rối loạn, làm tích tụ nhiều axit – amin trong cây.

Kìm hãm sự sinh trưởng của cây
Đây là ảnh hưởng rõ rệt nhất của việc đất bị nhiễm mặn. Những loại cây trồng với khả năng chịu mặn kém sẽ không thể sinh trưởng được. Nồng độ muối có trong đất càng cao sẽ càng kìm hãm sự phát triển của cây trồng.
Cây trồng không phát triển được làm ảnh hưởng đến các vụ mùa tiếp theo. Tùy vào mức độ mặn và khả năng chống chịu sẽ khiến cho cây bị giảm năng suất nhiều hay ít.
Xem thêm: Đất chua là gì? Nguyên nhân, biện pháp cải tạo và cách sử dụng
Các biện pháp cải tạo đất mặn
Hiện có 4 biện pháp cải tạo và sử dụng đất mặn hiệu quả bao gồm:
Xử lý bằng biện pháp thủy lợi
Đưa nước ngọt vào ruộng để cày, bừa, sục bùn giúp các muốn được tan ra, sau đó tháo nước ra ngoài kênh, mương, sông. Đất mặn chứa các muối hòa tan vì thế có thể dễ dàng được rửa trôi. Chỉ cần thực hiện rửa với nước ngọt hoặc nước mưa.
Xử lý bằng vôi
Đây là phương pháp rẻ và thường được sử dụng nhất đối với bà con nông dân. Với đất bị nhiễm mặn và có phèn nên bón loại vôi nung (CaO) để có thể vừa rửa mặn lại vừa có thể rửa phèn. Đối với đất nhiễm mặn không có phèn nên bón bằng vôi thạch cao (CaSO4).

Dùng vôi để cải tạo đất; bạn lưu ý nên xử lý đất trước khi bón các loại phân khác 1 tháng. Bên cạnh đó, hãy đảo đều đất sau khi bón vôi nhưng hãy nhớ không lấp quá sâu để giúp cải tạo vùng đất ở phía mặt và quanh rễ của cây trồng.
Biện pháp canh tác
Thay đổi cây trồng để phù hợp hơn với độ nhiễm mặn của đất. Bạn có thể thực hiện trồng luân phiên cây trồng như lúa- tôm, lúa- cá. Với các tỉnh dễ bị nhiễm mặn như Đồng Bằng Sông Cửu Long, việc dùng biện pháp canh tác luân phiên đặc biệt hiệu quả.
Nhưng những vùng đất bị nhiễm mặn quá nặng thì không thể duy trì phương pháp này. Nếu muốn áp dụng phương pháp canh tác này bạn cần phải chú ý tới quá trình làm đất, cày sâu và xới đất nhiều lần để giúp làm giảm đi lượng muối.
Xử lý bởi hệ thống tưới nhỏ giọt
Hệ thống tưới nhỏ giọt được phát minh từ Israel và vận dụng ở Việt Nam, việc thực hiện tưới cây theo hệ thống tưới nhỏ giọt sẽ giúp canh tác tốt trên đất nhiễm mặn mà không tốn nhiều nước.
Với biện pháp này thì nồng độ Lân (P) được duy trì liên tục trong đất. Giúp cung cấp dinh dưỡng cho cây trồng để tránh được các nguy hiểm từ mặn. Hệ thống tưới nhỏ giọt cũng có tác dụng giúp làm giảm đi tình trạng xói mòn đất.

Đất mặn trồng cây phù hợp gì?
Vì độ pH trong đất mặn khá cao, cho nên chỉ có một số ít cây trồng sở hữu đặc trưng phù hợp mới có thể tồn tại và phát triển được. Vì thế, tùy vào độ mặn của đất để lựa chọn các loại cây trồng sao cho phù hợp với khả năng chịu mặn.
Các loại cây trồng chịu mặn ở Việt Nam thường được trồng hiện nay:
- Đất mặn ít: Phù hợp với các loại cây trồng như đậu phộng, tỏi, ngô, lúa,..
- Đất mặn trung bình: nên trồng bí xanh, đậu đũa, cam, quýt, bưởi, xoài…
- Đất mặn: phù hợp với cây trồng như ổi, mít, xoài, nho, củ cải đường,…
- Đất rất mặn: Nên trồng sú, vẹt, đước, cói,..
Để giúp mang lại hiệu quả cao cho cây trồng bạn cần chú ý kiểm soát, cũng như điều chỉnh độ mặn của đất sao cho phù hợp với cây trồng. Bài viết trên đây của chúng tôi đã giúp bạn đọc trả lời cho câu hỏi đất mặn là gì, cũng như biện pháp để cải tạo đất mặn. Hy vọng chúng sẽ hữu ích để giúp bà con nông dân có thêm kiến thức, cùng với các hướng giải quyết hiệu quả.