Đất phèn là gì? Độ ph bao nhiêu? Đất phèn thích hợp trồng cây gì?

Đất bị nhiễm phèn khiến cho cây trồng không phát triển được, từ đó làm ảnh hưởng đến chất lượng của sống của con người. Bài viết sau đây chúng ta sẽ cùng nhau tìm hiểu đất phèn là gì, đặc điểm của đất phèn, phương pháp cải tạo, cũng như loại cây phù hợp với dòng đất này nhất.

Đất phèn là gì? Phân loại

Khái niệm

Đất phèn hay đất bị nhiễm phèn thường được hình thành tại các vùng đất cửa sông đất trũng, khó thoát nước, vùng đầm lầy hay đất lâu ngày không cải tạo, từ đó khiến cho hàm lượng lưu huỳnh cao.

Đất phèn còn chứa các chất độc từ gốc sunphat (SO42-), độ PH cao, cho nên khiến cho các động thực vật và vi sinh vật có lợi cho cây trồng bị tiêu diệt. Để có thể sử dụng lại đất thì cần phải tiến hành cải tạo, rửa phèn.

Hình ảnh đất phèn
Hình ảnh đất bị nhiễm phèn

Đất phèn có ở đâu?. Hiện trên Thế Giới có khoảng 15 triệu ha đất phèn, tập trung chủ yếu ở vùng Đông Nam Á. Trong đó, 2 quốc gia có lượng đất phèn lớn nhất là Việt Nam và Indonesia. Đất phèn ở Việt Nam phân bố chủ yếu ở Vùng Đồng bằng Sông Cửu Long.

Phân loại

Có 2 loại đất phèn hiện nay là đất phèn tiềm tàng và loại đất phèn hoạt động. Vậy đất phèn có độ PH là bao nhiêu? Tùy vào đất phèn thuộc loại nào mà độ pH khác nhau, dao động từ 2-7,5.

Cụ thể độ PH và đặc điểm của 2 loại đất phèn này như sau:

Đất phèn tiềm tàng Đất phèn hoạt động
Có chứa sắt Sulfite (Pyrite- FeS2) Đất đã bị oxi hóa
Có thể tạo ra H2SO4 nếu bị đào xới lên hay bị rửa trôi Đất đã bị oxi hóa tạo ra H2SO4
Độ pH >7,5 pH <4 hoặc <2, thông thường là 3,5
Do điều kiện yếm khí nên chúng có màu xanh xám hoặc xanh lá trong vài trường hợp Màu từ nâu đậm tới nhạt, kèm với đó là các đốm màu vàng và màu cam
Thường bão hòa nước và hơi ướt Đất khá khô, kết cấu dạng khối cục

Xem thêm: Ý nghĩa, tính chất và vai trò của đất phù sa là gì?

Nguyên nhân hình thành đất phèn do đâu?

Nguyên nhân dẫn tới đất bị nhiễm phèn chủ yếu là do quá trình oxy hóa phèn tại chỗ, tạo ra axit H2SO4 chứa nhiều độc chất Al3+, Fe2+, SO42-. Đặc biệt với những khu vực có đá trầm tích cũng dễ hình thành nhóm đất nhiễm phèn.

Ngoài ra, nguyên nhân gây ra đất nhiễm phèn còn do mực nước biển dâng cao gây ngập đất, hàm lượng muối sunfat có trong nước biển được hòa lẫn với các trầm tích đất chứa oxit sắt và các chất hữu cơ khác khiến cho đất bị nhiễm phèn. Mỗi thời điểm nhất định, nhiệt độ ấm hơn cũng là điều kiện thích hợp cho các vi khuẩn hoạt động, từ đó tạo nên sự hình thành các sunfua sắt.

Bên cạnh đó, trong quá trình sử dụng đất để trồng trọt, canh tác, bà con thường dùng phân bón chứa nhiều lưu huỳnh, lâu không cải tạo đất làm cho đất bị phơi nhiễm, oxy hóa nhiễm phèn.

Đất khi bị nhiễm phèn thì tầng mặt sẽ trở nên khô cứng, bên cạnh đó còn làm xuất hiện thêm nhiều vết nứt nẻ, đất chua, khiến cho các hoạt động của vi sinh vật trong đất bị kém đi.

Tác hại của đất phèn với cây trồng

Đất phèn là loại đất không có khả năng tự cải tạo được, đất bị thiếu dưỡng chất, gây hạn chế khả năng hấp thu chất dinh dưỡng, khiến cây trồng không thể sinh trưởng và phát triển được.Do đó, cây trồng thường mang lại sản lượng thấp làm ảnh hưởng đến đời sống của người nông dân.

Những hiện tượng thường gặp ở cây khi trồng trên đất phèn bao gồm: chết mạ (cây lúa), chết mầm, vàng lá, chậm trổ bông,…

Đất phèn thích hợp trồng cây gì nhất?

Đất phèn trồng cây gì phù hợp nhất? Nếu muốn trồng cây trên đất nhiễm phèn thì trước hết bạn cần phải xác định được độ pH của đất xem có đảm bảo thích hợp cho việc thực hiện gieo trồng hay không.

Để cây trồng sinh trưởng và phát triển tốt thì bạn cần đảm bảo trồng cây trên đất có độ pH hợp lý. Theo đó, một số loại cây trồng được xem là phù hợp cho đất phèn gồm có:

  • Cây mía
  • Cây khoai mỡ
  • Cây chuối
  • Cây ngô
Giống lúa phù hợp với đất bị nhiễm phèn
Giống lúa phù hợp với đất bị nhiễm phèn
  • Cây chè
  • Cây mè
  • Cây bạch đàn
  • Cây tràm
  • Cây mãng cầu xiêm
  • Các giống lúa kháng phèn, chống chịu phèn.

Xem thêm: Đất mặn là gì? Đặc điểm, biện pháp cải tạo đất mặn

Các biện pháp cải tạo đất phèn

Biện pháp thủy lợi

Để có thể thực hiện trồng trọt thuận lợi trên vùng đất phèn thì những biện pháp thủy lợi được đặt lên hàng đầu. Việc xây dựng hệ thống thủy lợi giúp hỗ trợ thực hiện rửa phèn, hạ thấp mạch nước ngầm.

Bên cạnh đó, cần thực hiện đắp đê để nhằm ngăn chặn tình trạng nước biển tràn vào. Điều này là đặc biệt quan trọng để tránh đất bị nhiễm mặn, nhiễm phèn làm ảnh hưởng tới việc canh tác của người nông dân.

Bón vôi

Việc bón vôi là rất cần thiết để cải tạo đất bị nhiễm phèn hiệu quả. Vôi có tác dụng giúp cung cấp Canxi cho cây trồng, tránh trình trạng cây trồng bị tấn công. Nhờ đó mà cây trồng trở nên chắc khỏe, cứng cáp hơn.

Vôi còn giúp ngăn chặn sự suy thoái của đất, đồng thời khử được tác hại của của mặn. Bà con nên bón vôi bằng cách bón trực tiếp lên đất đã được xới và ngập nước. Khi rải vôi xong cần bừa để vôi sục sâu trong đất 1-2 ngày sau đó mới tiến hành rút nước.

Bón vôi là biện pháp hiệu quả giúp cải tạo đất nhiễm phèn
Bón vôi là biện pháp hiệu quả giúp cải tạo đất nhiễm phèn

Cày sâu, phơi ải

Phương pháp này được đánh giá có khả năng cải tạo đất bị nhiễm phèn khá tốt. Từ xưa ông bà ta đã có câu: “Một lần cày ải bằng một lần bón phân”. Đúng vậy, việc thực hiện cày ải giúp cho đất trở nên tơi xốp, đẩy nhanh quá trình chua hóa, lúc này có thể dùng nước để giúp thực hiện rửa trôi phèn.

Cày sâu, phơi ải cải tạo đất phèn hiệu quả
Cày sâu, phơi ải cải tạo đất phèn hiệu quả

Lên luống

Lên luống là phương pháp giúp thực hiện rửa trôi đất phèn đã bị hòa tan xuống rãnh hiệu quả. Việc lên luống giúp chống ngập úng, cũng như tạo tầng đất dày cho cây phát triển. Đặc biệt còn giúp người nông dân có thẻ dễ dàng hơn trong suốt quá trình thực hiện chăm sóc cây trồng.

Đây được xem là một trong những phương pháp cải tạo đất phèn tốt, thường được nhiều bà con nông dân áp dụng hiện nay

Dùng phân bón

Để ngăn chặn tình trạng nhiễm phèn cho đất, người nông dân nên chú ý sử dụng các loại phân hữu cơ như: phân đạm, phân lân, phân vi lượng, nhằm để nâng cao được độ dinh dưỡng của đất.

Việc thực hiện cải tạo đất phèn sẽ giúp cho diện tích đất canh tác sẽ được mở rộng thêm. Đồng thời giúp cây trồng sinh trưởng và phát triển tốt, từ đó nâng cao hiệu quả kinh tế cho bà con nông dân.

Với những thông tin mà chúng tôi mang tới trên đây hy vọng đã giúp bạn đọc trả lời được cho câu hỏi đất phèn là gì, cũng như những điều cần biết về đất phèn. Bà con hãy áp dụng ngay các biện pháp cải tạo đất sau mỗi vụ mùa để có được mùa màng bội thu nhé.