Câu chuyện ngụ ngôn “đẽo cày giữa đường” là bài học điển hình về tầm quan trọng của việc giữ vững chính kiến, lập trường trong cuộc sống. Cùng theo dõi bài viết dưới đây để hiểu hơn về ý nghĩa, bài học của câu chuyện này nhé.
Tóm tắt nội dung
Tóm tắt nội dung câu chuyện Đẽo cày giữa đường
Giới thiệu về tác phẩm:
- Đẽo cày giữa đường thuộc thể loại gì? Đây là tác phẩm thuộc thể loại truyện ngụ ngôn
- Tác giả: Đẽo cày giữa đường – tác giả là Nguyễn Văn Ngọc (là nhà văn, nhà giáo, nhà nghiên cứu văn hóa)
- Xuất xứ: Tác phẩm được trích trong tập I của “Truyện cổ nước Nam”.
Tóm tắt:
Truyện ngụ ngôn “Đẽo cày giữa đường” kể về một người thợ mộc đang đẽo cày bên đường. Vì luôn nghe theo lời góp ý của tất cả những người qua đường mà anh ta đã tạo ra sản phẩm thất bại, vừa không bán được cày, lại vừa hỏng gỗ, làm mất cả cơ nghiệp.
Hiện truyện ngụ ngôn “đẽo cày giữa đường” đang được giảng dạy trong bộ môn ngữ văn lớp 7.

=> Ý nghĩa của câu chuyện “đẽo cày giữa đường” nhằm để chê bai những kẻ không có chính kiến, lập trường riêng của bản thân. Thay vào đó luôn thay đổi theo ý kiến người khác, cuối cùng nhận lại sự thất bại, không mang lại kết quả gì.
Bài học rút ra qua câu chuyện “Đẽo cày giữa đường”
Bài học mà chúng ta có thể rút ra được từ câu chuyện trên là:
- Phê phán người không có chính kiến của mình
- Khuyên nhủ mọi người nên có lập trường, giữ vững quan điểm, không nên bị dao động trước ý kiến của người khác để có thể đạt được mục tiêu của mình.
- Biết lắng nghe ý kiến để có sự chọn lọc xem đâu là góp ý phù hợp với bản thân
- Không nên quá tin vào những gì bạn nghe, thay vào đó hãy tin vào những gì mình trải nghiệm
Qua câu chuyện “đẽo cày giữa đường” ta có thể nhận thấy rõ được tầm quan trọng của việc giữ vững quan điểm, lập trường trong cuộc sống. Mỗi khi bản thân đứng trước một quyết định nào đó tuyệt đối không nên dao động trước những ý kiến của người khác.

Bạn cần phải biết lắng nghe ý kiến người khác một cách có chọn lọc, cân nhắc. Việc không kiên trì với quyết định của bản thân mình và luôn nghe theo ý kiến của người khác sẽ khiến bạn gặp khó khăn trong việc đạt được mục tiêu của mình. Vì vậy, giữ vững thái độ kiên định, sẵn sàng đón nhận những khó khăn, thách thức mới sẽ giúp bạn đạt được thành công và hạnh phúc ở trong cuộc sống.
Chứng minh sự cần thiết của chính kiến trong cuộc sống
Ví dụ khi bạn lựa chọn nghề nghiệp, sẽ có rất nhiều ý kiến, cũng như góp ý từ người thân, bạn bè, xã hội về việc lựa chọn nghề nghiệp. Những ý kiến này có thể đến từ những người có kinh nghiệm, đáng tin cậy, nhưng cũng sẽ đến từ những người chỉ muốn “thuyết phục” mình nghe theo ý họ.
Với những người đã có chính kiến rõ ràng và kiên định với sự lựa chọn của mình thì họ sẽ không để những ý kiến này chi phối, cũng như tác động đến quyết định cuối cùng của mình. Thay vào đó, họ sẽ luôn suy nghĩ, cân nhắc và tính toán thật kỹ trước mỗi quyết định, cũng như có sự tiếp thu những góp ý có tính xây dựng nhằm hoàn thiện tốt cho kế hoạch của mình.

Tư duy kiên định và quyết tâm chính là hành trang giúp bạn vượt qua những trở ngại, khó khăn, đạt được thành công, thực hiện được ước mơ.
Thực trạng hiện nay
Một trong những vấn đề đang tồn tại trong cuộc sống hiện nay là sự thiếu lập trường, chính kiến của một số người. Ta có thể dễ dàng bắt gặp những người có quan điểm không rõ ràng, không biết đưa ra quyết định cho mình, luôn làm theo ý kiến của người khác mà không cần suy nghĩ hay đánh giá kỹ lưỡng.
Thậm chí còn bị chi phối bởi những ý kiến của người khác, từ đó khiến cho kết quả đạt được không như mong muốn.
Tuy nhiên, bạn cần phải biết phân biệt rõ được giữa việc giữ vững quan điểm lập trường với thái độ bảo thủ, ngoan cố, không chịu tiếp thu những điều đúng đắn để phù hợp với quy luật của xã hội, từ đó cũng dẫn đến sự thất bại.
Mỗi người sẽ có quan điểm, chính kiến và lập trường khác nhau, đó là chuyện hết sức bình thường. Tuy nhiên, điều quan trọng nhất đó là bạn cần phải có khả năng đánh giá, lựa chọn, cũng như có sự chọn lọc những ý kiến đúng đắn để bổ trợ thêm cho ý tưởng của mình.

Như câu chuyện “đẽo cày giữa đường”, vì người thợ mộc không có chủ kiến mà số cày to nhỏ lớn bé đều không bán được, vừa mất thời gian, công sức lại bị thiên hạ chê cười.
Bên cạnh việc giữ quan điểm, chính kiến, tránh bị dao động trước ý kiến của người khác thì bạn vẫn cần phải biết lắng nghe, suy nghĩ để chọn lọc, bổ trợ cho ý tưởng của mình.
Việc giữ vững lập trường cộng thêm vốn tri thức và bản lĩnh của mình thì chắc chắn bạn sẽ đạt được mục tiêu dễ dàng hơn.
Qua đây có thể thấy truyện ngụ ngôn “đẽo cày giữa đường” mang tính nhân văn cao, giúp chúng ta nhận thức rõ được thái độ kiên định trong cuộc sống. Từ đó, rút ra bài học cho bản thân, luôn kiên định bền gan bền trí để có thể đạt được mục tiêu của mình.