Giải thích câu tục ngữ “Đi một ngày đàng học một sàng khôn” là gì?

Ca dao, tục ngữ của Việt Nam là kho tàng đa dạng, ẩn chứa nhiều bài học ý nghĩa trong cuộc sống. Những giải thích chi tiết về câu tục ngữ đi một ngày đàng học một sàng khôn sau đây sẽ giúp các bạn có được những bài học quý báu về việc học tập. 

Ý nghĩa câu tục ngữ đi một ngày đàng học một sàng khôn

Để hiểu được ý nghĩa của câu tục ngữ, trước hết chúng ta cần phải hiểu từng từ trong câu, cụ thể như sau:

“Đàng” đồng nghĩa với “đường”, còn “sàng” là một vật dụng đan bằng tre, nứa để sàng lúa gạo của người nông dân. Trí khôn là thứ khó để có thể cân, đo, đong, đếm, việc sử dụng cụm từ “sàng khôn” giúp cho người nghe có thể dễ hình dung về số lượng. Cách nói “sàng khôn” nhằm để ám chỉ sự chắt lọc, sàng lọc kiến thức một cách có chọn lọc.

Đi nhiều, tiếp xúc nhiều với thế giới bên ngoài sẽ giúp bạn mở rộng kiến thức
Đi nhiều, tiếp xúc nhiều với thế giới bên ngoài sẽ giúp bạn mở rộng kiến thức

Như vậy ta có thể hiểu nghĩa đen của câu tục ngữ là muốn nói đến việc nếu muốn học hỏi và mở rộng kiến thức thì chúng ta cần phải đi nhiều, cần tiếp xúc với thế giới bên ngoài.

Về nghĩa bóng thì câu tục ngữ mang đến lời khuyên vô cùng giá trị đó là:

  • Ngoài xã hội có rất nhiều điều cần phải học tập
  • Kiến thức vô cùng phong phú, vì thế nên chúng ta cần phải không ngừng học tập
  • Cần luôn biết mở mang kiến thức ở mọi lúc mọi nơi
  • Phải biết nắm bắt, đúc kết kinh nghiệm học được
  • Hiểu rõ được tầm quan trọng của việc học tập và tự học

Bình luận, chứng minh đi một ngày đàng học một sàng khôn

Có thể thấy đây là câu tục ngữ mang ý nghĩa vô cùng to lớn với việc học của mỗi người. Mỗi người nên tích cực học tập, đi đó đây để có thể trao dồi kiến thức.

Tuy nhiên cần chú ý việc học phải đảm bảo đúng cách, đúng hướng mới đem lại hiệu quả cuối cùng. Với sự phát triển của công nghệ như hiện nay thì thông tin xung quanh con người cũng trở nên đa dạng hơn, đến từ nhiều nguồn khác nhau. Để học hỏi bạn cần phải biết cách chọn lọc thông tin chính xác, đáng tin cậy nhất.

Tương tự, về phương pháp học hỏi của con người cũng có nhiều cách khác nhau, có thể là ngồi tại nhà cũng có có thể kết nối với internet. Chính điều này sẽ có thể ảnh hưởng tới một phần ý nghĩa của câu “đi một ngày đàng, học một sàng khôn”. Vì thời điểm câu tục ngữ ra đời là ở giai đoạn công nghệ chưa phát triển, vì thế khuyến khích con người nên đi đó đây để học hỏi. 

Con người nên tích cực học tập, đi đó đây để mở rộng kiến thức 
Con người nên tích cực học tập, đi đó đây để mở rộng kiến thức

Ngày nay khi chúng ta đã có được nhiều lựa chọn hơn thì nên bổ sung các phương pháp học tập của mình. Những giá trị của câu tục ngữ vẫn được giữ trọn vẹn, bởi cho dù là mạng internet thì việc học hỏi bằng cách ra ngoài giao lưu mở mang kiến thức luôn được đánh giá là một phương pháp học tốt.

Tự học ngoài việc mang lại giá trị cho bản thân, đây còn được xem là cách đóng góp cho xã hội. Việc có nhiều kinh nghiệm sẽ giúp bạn có thêm hành trang để giải quyết các vấn đề trong cuộc sống. 

Đây còn là cách giúp bạn mở rộng các mối quan hệ xã hội của mình. Từ đó, giúp bạn tăng cơ hội thành công của mình. Sự thành công của mỗi người sẽ góp phần để toàn xã hội thành công, phát triển tiến bộ hơn. 

Phương pháp học tập đúng đắn

Bạn cần phải xác định được mục tiêu của việc học tập, chính từ mục tiêu này bạn mới xác định được được là phương pháp và cách thức học tốt nhất. Bên cạnh việc khuyến khích mỗi người nên thường xuyên ra ngoài học tập, rèn luyện, thì câu tục ngữ còn có ý nghĩa phê bình những ai không tích cực học tập, rèn luyện. 

Đặc biệt phê phán những người có thói quen học vẹt, học tủ, học không có định hướng hay mục tiêu cho bản thân. Bên cạnh đó cũng phê phán những ai ngại học tập, không có tinh thần học hỏi, chỉ biết thu mình lại và không muốn giao tiếp đối với xã hội.

Xác định được cách học tập đúng đắn 
Xác định được cách học tập đúng đắn

Xã hội ngày nay còn người không còn bị hạn chế việc học tập như xưa. Kiến thức ở xung quanh chúng ta và chúng ta có thêm nhiều cách khác nhau để tiếp cận chúng. Vì thế, mỗi người nên biết tự chủ trong việc học tập của mình. Càng có nhiều kinh nghiệm bạn sẽ có thêm được nhiều hành trang quý giá trong cuộc sống.

Dàn ý phân tích câu tục ngữ đi một ngày đàng học một sàng khôn

Mở bài

Giới thiệu qua về câu tục ngữ “ đi một ngày đàng học một sàng khôn”.

Thân bài

– Giải thích ý nghĩa của câu tục ngữ “đi một ngày đàng học một sàng khôn”

Gợi ý dàn ý khi phân tích câu tục ngữ
Gợi ý dàn ý khi phân tích câu tục ngữ

– Bình luận, dẫn chứng đi một ngày đàng học một sàng khôn:

  • Câu tục ngữ hoàn toàn đúng
  • Việc đi đây đó còn giúp trau dồi kiến thức, hiểu biết hiệu quả
  • Đi càng nhiều càng tốt, tuy nhiên phải đi đúng cách
  • Hiểu biết càng nhiều cách xử sự sẽ tốt
  • Việc hiểu biết nhiều thì sẽ tốt cho bản thân
  • Việc học như vậy sẽ có nhiều kinh nghiệm, từ đó giúp ích được cho xã hội

– Phê phán những phương pháp học sai lầm như: Học vẹt, học tủ, không biết học làm gì, học không có hướng cụ thể, ngại học,…

Kết bài

  • Khẳng định lại một lần nữa sự đúng đắn của câu tục ngữ
  • Xác định rõ được mục tiêu học tập đúng đắn
  • Có phương pháp học đúng đắn

Qua việc suy ngẫm thật kỹ về câu tục ngữ “Đi một ngày đàng học một sàng khôn” sẽ giúp bạn có thể hiểu được vai trò của việc học, cũng như tìm được cho mình cách thức học tập sao cho phù hợp. Hãy luôn sẵn sàng để tiếp nhận mọi cơ hội được học tập của mình, đừng ngần ngại để mở rộng mối quan hệ với thế giới xung quanh, bởi điều này sẽ giúp bạn có thể nhận lại được nhiều giá trị cho mình.