Dr. Ruth Pfau “Mẹ Têrêxa Pakistan” được Google vinh danh

Dr. Ruth Pfau là nữ bác sĩ người Đức gốc Pakistan. Bà được biết tới là người có đóng góp lớn trong việc kiểm soát dịch bệnh phong năm 1996 ở Pakistan. Hãy cùng giamaynenkhi.net đi tìm hiểu về tiểu sử, cuộc đời và bước ngoặt làm nên người phụ nữ vĩ đại này nhé!

Bác sĩ Ruth Pfau là ai? 

dr. ruth pfau
Dr. Ruth Pfau là ai? – Tại sao lại được Google vinh danh

Ruth Pfau là nữ tu sĩ, bác sĩ người Đức gốc Pakistan. Bà được nhiều người mệnh danh là “người chiến thắng bệnh phong cùi”.

Tiểu sử cuộc đời Dr. Ruth Pfau

Ruth Pfau sinh ngày 9/9/1929 tại Leipzig, Đức và có cha mẹ là Kito giáo Lutheran. Trong gia đình bà có 1 anh trai và 4 chị em gái. Trong chiến tranh thế giới thứ II, gia đình của bà đã bị phá hủy do bị ném bom. Sau khi Liên Xô chiếm đóng Đông Đức thì gia đình bà đã trốn thoát tới Tây Đức, sau đó bà chọn ngành y là nghề nghiệp tương lai của mình.

bác sĩ ruth pfau
Bác sĩ Ruth Pfau (1929-2017)

Bước ngoặt cuộc đời của Dr. Ruth Pfau

Trong những năm 1950, bà học ngành y tại trường Đại học Mainz tại Đức. Và cũng trong thời gian này bà thường xuyên gặp gỡ với một phụ nữ cơ đốc giáo người Hà Lan – người sống sót trong trại tập trung và dành cả cuộc đời của mình để “giảng về sự tha thứ và tình yêu”. Sau trải nghiệm “thay đổi cuộc đời” Pfau đã rời khỏi “hiệp hội lãng mạn” và tham gia vào những cuộc thảo luận trong văn học cổ điển và triết học của Mainz.

Khi đã hoàn thành bài kiểm tra lâm sàng thì Pfau chuyển đến Marburg để nghiên cứu lâm sàng về bệnh phong. Năm 1951, bà được rửa tội như một người theo đạo Tin lành trước khi chuyển sang Công giáo La Mã năm 1953. Từ đó, tư tưởng của Pfau đã bị ảnh hưởng lớn từ Romano Guardini’s Chúa.

dr ruth pfau
Ruth Pfau theo học ngành y tại trường Đại học Mainz tại Đức

Năm 1957 bà đã đi du lịch tới Paris và tại đây bà đã tham gia vào buổi giảng đạo của Công giáo. Sau đó, bà đã phát biểu rằng “Khi bạn nhận được 1 cuộc gọi như vậy, bạn không thể từ chối bởi đó không phải là bạn lựa chọn, mà là Chúa đã chọn bạn.

Sau đó, bà đã được gửi tới miền Nam Ấn Độ để truyền giáo. Tuy nhiên tới năm 1960, do 1 số rắc rối về vấn đề thị thực khiến bà bị kẹt lại Karachi. Và điều này đã có ảnh hưởng tới bước ngoặt của cuộc đời bà.

➥ Xem thêm:

Quá trình trở thành “Mẹ Têrêsa ở Calcutta”

Do gặp phải vấn đề về visa thị thực, nên Ruth Pfau đã ở lại Karachi, Pakistan. Cũng vào thời điểm này, bệnh phong tại Pakistan được coi là căn bệnh bị kỳ thị và tẩy chay rất lớn do những biến chứng làm biến dạng cơ thể người.

Bà đã chứng kiến sự khinh miệt, sự bất công nên bà mong muốn được chữa bệnh cho con người này. Cùng với ước nguyện thay đổi nhận thức của con người về căn bệnh phong. Vì thế, Ruth Pfau đã chính thức bắt đầu khóa học kỹ thuật viên bệnh phong đầu tiên tại Pakistan.

dr ruth pfau images
Bước ngoặt làm nên người phụ nữ vĩ đại

Trong thời gian làm việc tại phòng khám Marie Marie, chính bác sĩ Ruth Pfau đã là người đứng ra gây dựng quỹ để tân trang phòng khám cũng như xây dựng mạng lưới hơn 150 trung tâm y tế hiện đại. Bao gồm: trung tâm vật lý trị liệu, xưởng sản xuất chân, tay giả và nhà ở cho người khuyết tật.

Từ khi thành lập năm 1956, nhờ có sự đóng góp của Dr Ruth Pfau mà phòng khám bệnh phong Marie Marie đã thăm khám và điều trị cho khoảng 56.500 bệnh nhân phong tại 157 trung tâm từ khắp nơi trên Pakistan.

Với sự nỗ lực không ngừng nghỉ của mình, năm 1966 Ruth Pfau đã được Tổ chức Y tế thế giới tuyên bố đã kiểm soát được bệnh phong tại Pakistan.

Mẹ Têrêxa của Pakistan
nhờ có sự đóng góp của Dr Ruth Pfau bệnh phong ở Pakistan đã được kiểm soát hoàn toàn

Năm 1988, bà được cấp quốc tịch Pakistan. Và Ruth Pfau đã được mệnh danh là “Mẹ Têrêsa ở Calcutta” nhờ tấm lòng cao thượng và sẵn sàng vì người bệnh của mình. 

Ngày 10/8/2017, bác sĩ Ruth Pfau đã qua đời tại Karachi. Và Thủ tướng Shahid Khaqan Abbasi đã tuyên bố, lễ tang của bà được tổ chức theo nghi lễ quốc tang nhờ những đóng góp cho người dân và đất nước Pakistan.

➥ Xem thêm:

Những hoạt động và cống hiến để đời của Dr. Ruth Pfau

Cống hiến to lớn của Mẹ Têrêsa

Năm 1960, bà quyết định dành phần còn lại của cuộc đời mình dành cho người dân pakistan và cuộc chiến chống lại dịch bệnh phong. 

Năm 1963, bà đã thành lập nhà thương Marie Adelaide chuyên săn sóc các bệnh nhân phong và đào tạo nhân viên y tế săn sóc và chữa trị cho các bệnh nhân phong. 

Năm 1965, Ruth Pfau bắt đầu khóa học kỹ thuật trị bệnh phong đầu tiên của Pakistan. Đồng thời, giáo dục cộng đồng về sự kỳ thị liên quan tới căn bệnh này.

Ruth Pfau được người dân Pakistan gọi là mẹ Teresa
Ruth Pfau được người dân Pakistan gọi là mẹ Teresa

Bà đã quyên góp ở Pakistan và Đức và hợp tác cùng nhiều bệnh viện khác nhau, xây dựng mạng lưới hơn 150 trung tâm y tế hiện đại, vật lý trị liệu và xưởng sản xuất chân, tay giả và nhà cho người khuyết tật.

Giải thưởng tôn vinh Dr. Ruth Pfau

Năm 1979, bà đã được bổ nhiệm làm cố vấn Liên bang về bệnh phong cho Bộ Y tế và phúc lợi xã hội của chính phủ Pakistan.

Năm 1996, Pakistan đã được Tổ chức Y tế thế giới công bố là một trong những quốc gia đầu tiên tại Châu Á kiểm soát bệnh phong, nhờ những nỗ lực không ngừng nghỉ của bà.

Năm 2006, bà được vinh là “người phụ nữ của năm”. Năm 2010, Tổng thống Pakistan đã trao tặng cho bác sĩ danh hiệu Nishan-i-Quaid-i-Azam. Bởi Ruth Pfau đã giúp người dân di dời sau trận lũ lớn. Từ đó, Pfau được người dân Pakistan ca ngợi là “Mẹ Teresa”

Tiến sĩ Ruth Pfaus
Tổng lãnh sự Đức trao tặng Huân chương Staufer của Đức cho Tiến sĩ Ruth Pfaus

Năm 2015, Dr. Ruth Pfau được bang Baden-Wurmern của Đức trao “Huân chương Staufer ” – Đây là giải thưởng cao nhất của bang này.

Ngày 19/8/2017, sau ngày mất của bà 9 ngày, Bộ trưởng Sindh Syed Murad Ali Shah đã tuyên bố đổi tên Bệnh viện Dân sự Karachi thành Bệnh viện Tiến sĩ Ruth Pfau. 

Người cơ đốc không theo Đạo Hồi nhưng được tổ chức quốc tang

Ngày 10/08/2017, bác sĩ Ruth Pfau đã qua đời ở tuổi 87 tại bệnh viện Đại học Aga, Pakistan. Sau đó, Tổng thống Pakistan đã đưa ra tuyên bố tổ chức quốc tang cho Ruth Pfau bởi vì những cống hiến của cả cuộc đời bà cho Pakistan. Dù sinh ra và lớn lên ở Đức nhưng trái tim của bà luôn ở Pakistan.

dr. ruth pfau age
Ruth Pfau- Người cơ đốc không theo Đạo Hồi nhưng được tổ chức quốc tang

Dr. Ruth Pfau là người cơ đốc đầu tiên không theo Đạo Hồi nhưng lại được tổ chức tang lễ cấp Nhà nước tại nhà thờ St.Patrick (nơi bà đã theo đạo) sau những cống hiến không ngừng nghỉ. Trên quan tài của Ruth Pfau được phủ cờ Pakistan và 1 loạt pháo đưa tiễn. Buổi lễ tang cũng được truyền hình trực tiếp trên truyền hình Pakistan. Sau đó bà được chôn cất tại nghĩa trang Kitô giáo tại Karachi.

➥ Xem thêm:

Dr. ruth pfau được vinh doanh trên Google Doodle

dr. ruth pfau google doodle
Bác sĩ Ruth Pfau được vinh danh trên trang chủ của tìm kiếm của Google

Hằng năm, ngày 9/9 là ngày sinh nhật của bác sĩ Ruth Pfau và Google Doodle đã vinh danh dr ruth pfau images. Dr. ruth pfau google doodle lại lại chủ đề được nhiều người quan tâm vào ngày 9/9 này

Nhờ những nỗ lực và cống hiến của bà mà bệnh phong đã được kiểm soát hoàn toàn ở Pakistan và kết thúc sớm hơn so với các nước châu Á khác. 

Hy vọng qua bài viết này các bạn đã hiểu rõ hơn về Dr. Ruth Pfau là ai? Bà đã cống hiến cả cuộc đời mình và đi xóa bỏ được các định kiến và sự kỳ thị của người bị mắc bệnh phong lúc bấy giờ. Đồng thời, tìm ra được phương pháp chữa bệnh nhanh nhất cho các bệnh nhân ở Pakistan và cứu sống vô số người. Bà xứng đáng với tên gọi “Mẹ Teresa của Pakistan” được người đời biết tới.

About Thu Trà

https://giamaynenkhi.net/ Chào bạn, tôi là Thu Trà. Trên đây là nội dung đã được tôi nghiên cứu và tổng hợp lại theo những nguồn tin chọn lọc nhất. Hy vọng bài viết đã phần nào giúp giải đáp câu hỏi của các bạn. Nếu còn bất cứ thắc mắc nào hãy comment bên dưới để tôi hỗ trợ bạn nhé!

View all posts by Thu Trà →