Ngộ là gì? Giác ngộ là gì? 8 điều giác ngộ trong Phật giáo

Giác ngộ là gì? Giác ngộ trong Phật giáo có ý nghĩa gì? 8 điều giác ngộ của các bậc Bồ tát là gì? Tất cả câu hỏi sẽ được chúng tôi giải đáp chi tiết trong bài viết dưới đây.

Giác ngộ là gì?

Giác ngộ trong đạo Phật được hiểu là sự thấu triệt được lẽ thật nơi con người từ ban sơ cho tới cuối cùng, từ đó tìm được cái từ xưa đến giờ chúng ta chưa từng biết đến. Vậy cụ thể hơn, giác ngộ nghĩa là gì, làm sao để hiểu chính xác ý nghĩa của cụm từ “giác ngộ”?

Giác ngộ bản chất là một từ Hán Việt trong đó “giác” có nghĩa là tỉnh dậy, “ngộ” có nghĩa là hiểu ra. Như vậy giác ngộ mang hàm ý là tỉnh ra mà hiểu rõ. Vậy giác ngộ tiếng Anh là gì? Trong tiếng Anh giác ngộ được viết là awakening hay enlightenment, tiếng Pháp là éveil hay illumination, tiếng Pali và Sanskrit là bodhi (phiên âm đọc là bồ đề). Tất cả chúng đều mang một hàm ý nghĩa là bừng tỉnh và chói lòa ánh sáng, cũng tức là thức tỉnh để hiểu biết, nhận ra.

Tìm hiểu ý nghĩa của “giác ngộ”
Tìm hiểu ý nghĩa của “giác ngộ”

Giác ngộ là nhờ vào trí tuệ (hay trí huệ) Bát nhã, là sự hiểu biết nhưng không phải chỉ bằng trí thức, lý luận, mà phải hiểu bằng sự cảm nhận sâu xa và bằng kinh nghiệm sống trực tiếp. Cũng chính vì thế mà giác ngộ còn được gọi là tuệ giác.

Giác ngộ trong Phật giáo là gì?

Giác ngộ là gì trong triết lý của Phật giáo? Phật giáo giải đáp ý nghĩa của giác ngộ thông qua hai chữ Đạo Phật như sau: đạo là con đường, Phật là giác ngộ, đạo Phật chính là con đường đi đến giác ngộ. Vì vậy giác ngộ có nghĩa là trở thành một vị Phật, là đỉnh cao của tiềm năng và sự phát triển của con người. Và đồng thời giác ngộ cũng chính là mục tiêu cứu cánh trong đạo Phật.

Trong đạo Phật, để giác ngộ thì con người phải thấu hiểu được Bốn Chân Lý Cao Thượng (Tứ Diệu Đế) và loại trừ những phiền não trong tâm.

Tuy nhiên, theo thế gian cụm từ giác ngộ lại được hiểu theo ý nghĩa là bỏ tật xấu tập hạnh tốt. Hàm ý này cũng là một ý hiểu khác nhau không phải là ý nghĩa giác ngộ trong Phật giáo. Bởi trong Phật giáo, giác ngộ được nói đến là sự thấu hiểu được lẽ thật mà trước giờ chưa từng biết từ khi ban sơ cho đến cuối cùng nơi con người.

Định nghĩa giác ngộ trong đạo Phật
Định nghĩa giác ngộ trong đạo Phật

Giáo lý của Đức Phật bao gồm Tứ thánh đế là khổ, nguyên nhân của khổ, sự diệt khổ và con đường diệt khổ; Tam pháp ấn là vô thường, vô ngã và khổ; Duyên khởi là sự tương quan, tương duyên, tương hữu giữa mọi sự vật.

Đây đều là những sự thật mà Ngài đã giác ngộ ra và giảng dạy lại. Vì vậy chúng ta phải hiểu rõ những sự thật này thì mới có thể theo đó mà tu tập. Từ đó mới có thể theo con đường chánh tám nẻo thuộc vào ba môn tu học đó là giới, định và tuệ. Phải hiểu biết thì mới thực hành, phải giác ngộ rồi mới giải thoát được.

Xem thêm: Khẩu nghiệp là gì? Làm thế nào để “không khẩu nghiệp”?

Tìm hiểu 8 điều giác ngộ trong Phật giáo

8 điều giác ngộ của các bậc Bồ tát hay còn gọi là Kinh bát đại nhân giác là những điều giúp con người ta có thể thấu hiểu và giác ngộ. Mỗi một điều đều mang đến cho ta những bài học triết lý sâu sắc, giúp chúng ta suy nghĩ trọn vẹn và thấu đáo hơn.

Điều giác ngộ thứ nhất: Cuộc đời vô thường

Điều giác ngộ thứ nhất có 11 câu 4 chữ, nguyên văn như sau:

“Đệ nhất giác ngộ

Thế gian vô thường

Quốc độ nguy thúy

Tứ đại khổ không

 Ngũ ấm vô ngã

Sanh diệt biến dị

Hư ngụy vô chủ

Tâm thị ác nguyên

Hình vi tội tẩu

Như thị quán sát

Tiệm ly sinh tử.”

4 câu cuối của của điều thứ nhất có ý rằng: Tâm là gốc của cái ác, thân chính là nơi chứa của tội. Hãy quan sát thì dần dần mới rời xa được sinh tử. Bài học rút ra ở đây chính là lời răn dạy con người phải biết quan sát và thực hành thì mới có thể giải thoát khỏi sinh tử luân hồi.

Điều giác ngộ thứ hai: Tham nhiều khổ nhiều

Lời dạy của điều giác ngộ thứ hai như sau:

“Đa dục vi khổ,

Sanh tử bì lao,

Tùng tham dục khởi,

Thiểu dục vô vi,

Thân tâm tự tại”.

Điều giác ngộ thứ hai trong bài kinh Bát đại nhân giác
Điều giác ngộ thứ hai trong bài kinh Bát đại nhân giác

Ở đây ý muốn dạy con người nếu nhiều tham muốn thì sẽ khổ, sự sinh tử nhọc nhằn là do từ lòng tham muốn mà nên. Vì vậy không tham muốn và không tạo điều ác thì thân tâm ắt sẽ được tự tại. Động cơ xuất phát từ lòng tham và sự hưởng thụ sẽ khiến con người đắm chìm trong đau khổ như một hệ quả tất yếu.

Điều giác ngộ thứ ba: từ bỏ thói đời

Nguyên văn lời dạy trong điều giác ngộ thứ ba của các bậc Bồ tát gồm có:

“Tâm vô yểm túc

Duy đắc đa cầu

Tăng trưởng tội ác

 Bồ tát bất nhĩ

Thường niệm tri túc

An bần thủ đạo

Duy tuệ thị nghiệp”.

Qua đây chúng ta có thể hiểu là con người thường có thói quen chạy theo danh lợi không biết chán, không biết đủ, chỉ mong muốn ngày càng được nhiều hơn, vì vậy mà dễ vướng vào con đường tội lỗi.

Điều giác ngộ thứ ba giúp ta thấu hiểu rằng bản thân nên biết chừng mực, biết khi nào là đủ. Đồng thời luôn hoan hỷ với cuộc đời và thanh cao để giữ vững và hành trì đạo bởi trí tuệ mới là sự nghiệp đích thực.

Điều giác ngộ thứ tư: Nỗ lực chuyển hóa

Trong điều giác ngộ thứ tư các bậc Bồ tát đã răn dạy như sau:

“Giải đãi trụy lạc,

Thường hành tinh tấn,

Phá phiền não ác,

Tồi phục tứ ma,

Xuất ấm giới luật”.

Điều giác ngộ thứ tư
Điều giác ngộ thứ tư

Ngay câu đầu tiên các bậc đại nhân đã nói rằng “Lười biếng sẽ dẫn đến trụy lạc”, cho thấy hậu quả của bản tính lười biếng của con người. Vì thế 3 câu sau chính là một mệnh lệnh nhằm thúc giục con người phải mau chóng thay đổi, phải có sự chuyển hóa thông qua sự tinh tấn của chính bản thân. # câu sau được hiểu là “phải luôn tu hành tinh tấn, phá phiền não ác, tồi phục bốn loại ma và ra khỏi ngục tù của năm uẩn”.

Không những là mệnh lệnh mà đây còn là một tiêu chí quan trọng dẫn đến giác ngộ. Khi đó bản thân của chúng ta sẽ tự hiểu được ý nghĩa của giác ngộ là gì.

Điều giác ngộ thứ năm: Học rộng hiểu nhiều

Nguyên văn lời dạy:

“Ngu si sanh tử,

Bồ tát thường niệm,

Quảng học đa văn,

Tăng trưởng trí tuệ,

Thành tựu biện tài,

Giáo hóa nhất thiết,

Tất dĩ đại lạc”.

Lời dạy đã quá rõ ngay từ câu đầu “ngu si dẫn đến sinh tử”. Tâm ngu si sẽ đẩy con người vào hàng loạt mê tín dị đoan; dẫn đến những niềm tin sai lầm, gây ra điên đảo,  ảo tưởng, bế tắc.

Điều giác ngộ thứ sáu: Dâng tặng niềm vui

Nguyên văn của đoạn kinh này bao gồm 6 câu 4 chữ như sau:

“Bần khổ đa oán

Hoạch kết ác duyên

Bồ tát bố thí

Đẳng niệm oán thân

Bất niệm cựu ác

Bất tắng ác nhân”.

Điều giác ngộ thứ sáu
Điều giác ngộ thứ sáu

Bài kinh có sự phán đoán rằng cái nghèo khổ là khởi nguồn để kéo theo những khổ tâm và khiến cho con người mang trong mình thái độ không đồng cảm với những gì mà người khác đang sở hữu.

Vì vậy mà Bồ tát luôn thực hành bố thí, đồng thời cư xử oan gia và bình đẳng giống nhau. Bài kinh dạy con người ta không được ôm lòng tà ác hay căm ghét người xấu.

Điều giác ngộ thứ bảy: Sống đời thanh cao

Nguyên văn điều giác ngộ thứ bảy là:

“Ngũ dục quá hoạn,

Tuy vi tục nhân

Bất nhiễm thế lạc,

Tâm niệm tam y

Ngõa bát pháp khí,

Chí nguyện xuất gia

Thủ đạo thanh bạch,

Phạm hạnh cao viễn

Từ bi nhất thiết.”

Bài kinh này giống như một bức tranh diễn tả vô cùng chân thực về đời sống tâm linh của những người đang nỗ lực siêu phàm thoát tục trước đời sống quá nhiều vô thường cùng với nhiều biến động khác.

Điều giác ngộ thứ tám: Phát tâm đại thừa

Điều giác ngộ thứ tám trong bài kinh Bát đại nhân giác như sau:

“Sanh tử xí nhiên,

Khổ não vô lượng

Phát đại thừa tâm,

Phổ tế nhất thiết

Nguyện đại chúng sanh,

Thọ vô lượng khổ

Linh chư chúng sanh,

Tất cánh đại lạc”.

Điều giác ngộ thứ tám
Điều giác ngộ thứ tám

Điều giác ngộ thứ tám mang hàm ý làm thế nào để nhổ nỗi khổ đau ở chúng sinh cũng như mang lại niềm hạnh phúc cho muôn loài nói chung. Nếu ai làm được điều này, thì dù cho không thọ giới Bồ tát vẫn được xem là đang sống với tâm đại thừa.

Trên đây là toàn bộ nội dung về giác ngộ và 8 điều giác ngộ trong Phật giáo. Bài viết đã giúp bạn hiểu rõ ý nghĩa của giác ngộ là gì, 8 điều giác ngộ của các bậc Bồ tát trong Phật giáo. Hy vọng thông tin trong bài đã mang đến cho bạn những kiến thức hữu ích giúp bạn biết thêm về những bài học đạo lý trong Phật giáo.