Góc tù, góc bẹt, góc nhọn và góc vuông là những loại góc thường gặp trong hình học. Để tìm hiểu về số đo và tính chất của từng loại góc mời các bạn hãy dành chút thời gian để theo dõi bài viết này. Trong bài viết sau đây chúng tôi sẽ lần lượt gửi tới các bạn đọc những thông tin bổ ích về góc tù, góc bẹt, góc nhọn và các bài tập ví dụ về chúng.

Tóm tắt nội dung
Định nghĩa góc tù là gì?
Góc tù là một góc được tạo bởi 2 đường thẳng giao nhau tại một điểm và tạo thành một góc lớn hơn 90 độ. Như vậy để trả lời cho câu hỏi góc tù bao nhiêu độ thì sẽ tùy thuộc vào bài toán hoặc tùy vào cách vẽ và phải sử dụng đến dụng cụ đo góc mới có thể xác định chính xác được. Tuy nhiên, đặc điểm chung của góc tù đó là 90 < góc tù < 180 độ.
Với số đo góc nằm trong khoảng 90 đến 180 như vậy nên trong một hình tam giác không bao giờ tồn tại 2 góc tù. Một tam giác chỉ có thể có tối đa 1 góc tù mà thôi. Ví dụ như tam giác vuông thì không có góc tù.

Góc bẹt là gì?
Góc bẹt là góc đặc biệt khi được tạo thành từ hai đoạn thẳng trùng nhau và có số đo là 180 độ. Như vậy góc bẹt không thể tạo ra được khối hình học vì tổng 3 góc trong một tam giác phải bằng 180 độ, và tổng các góc trong một hình đa giác phải bằng 360 độ (bằng 2 lần góc bẹt).
Góc bẹt có số đo bao nhiêu? Tôi xin được nhắc lại một lần nữa để các bạn có thể ghi nhớ đó là: Góc bẹt có số đo bằng 180 độ.
Góc nhọn là gì?
Góc nhọn là góc được tạo thành khi hai đoạn thẳng giao nhau tại một điểm tạo ra một góc nhỏ hơn 90 độ. Vậy có thể kết luận trong 3 loại góc nhọn góc tù góc bẹt thì góc bẹt là góc lớn nhất và góc nhọn là góc bé nhất. Trong một hình tam giác có thể tồn tại tối đa 3 góc nhọn.
Tương tự như góc tù, câu hỏi góc nhọn có số đo là bao nhiêu độ cũng không thể trả lời một cách chính xác được, mà phải tùy thuộc vào từng trường hợp đề bài của bài toán. CHỉ có thể giới hạn số đo góc của góc nhọn đó là trong khoảng 0 độ < góc nhọn < 90 độ.

Góc vuông là gì?
Góc vuông là một góc đặc biệt tương tự góc bẹt vì ta có thể biết chính xác số đo của nó là bằng 90 độ. Hình vuông, hình chữ nhật đều là những hình được tạo nên từ 4 góc vuông. Bên cạnh đó, góc vuông có thể xuất hiện trong hình tam giác, hình thang. Và những hình đa giác đó khi có tồn tại góc vuông đều được xem là những hình đặc biệt đó là: hình tam giác vuông, hình thang vuông.
Ta có góc vuông bằng một nửa góc bẹt.
Sau khi tìm hiểu 4 góc cơ bản thì ta có thể xếp số đo các góc nhọn, góc tù, góc bẹt, góc vuông theo thứ tự số đo từ nhỏ đến lớn như sau:
0 độ < góc nhọn < góc vuông = 90 độ < góc tù < góc bẹt = 180 độ.
Xem thêm: Điện trở là gì? Công dụng của điện trở là gì? Cách tính giá trị điện trở
Bài tập về góc tù, góc nhọn, góc bẹt
Để hiểu sâu hơn về các loại góc nhọn, góc tù, góc bẹt thì xin mời các bạn tham khảo một số bài tập cơ bản dưới đây để biết cách tính các góc trong một đa giác cho trước.

Câu 1: Cho tam giác vuông ABC, góc A bằng 90º, cạnh AB = 3 cm, góc tại B bằng ⅓ góc tại đỉnh A.
a, Hỏi góc nhọn tại đỉnh C bao nhiêu độ?
b, Tính hai cạnh AC và BC
c, Góc ngoài tại đỉnh C gọi là góc C’. Biết C’ là góc tù. Hỏi Góc tù góc tù có số đo là bao nhiêu?
Lời giải:
a, Ta có góc B = ⅓ . góc A = 90/3 = 30º.
Lại có tổng 2 góc nhọn trong một tam giác vuông thì bằng 90º.
=> góc C = 90 – 30 = 60º
b, Áp dụng tính chất lượng giác trong tam giác vuông với lý thuyết cạnh góc vuông bằng tích cạnh góc vuông còn lại và tan (góc đối) hoặc cot (góc kề).
Do đó AC = AB x tan30 = 3 x 1/ 3 = 3 (cm)
Cạnh BC = AB / sinC = 3 x 2/ 3 = 23 (cm)
c, Ta có góc C và góc C’ là hai góc bù nhau. Do đó tổng hai góc C và C’ bằng 280º
=> Góc C’ = 180º – 60º = 120º
Hoặc giải bằng cách khác:
Ta có tính chất như sau: Tổng của hai góc bất kỳ trong một tam giác thì bằng góc ngoài không kề với nó.
Vậy góc C’ = Góc A + góc B = 90º + 30º = 120º
Câu 2: Cho 3 cạnh AB, AC, BC lần lượt có số đo là 3,4,5. Tính các góc trong tam giác ABC. Tam giác ABC có góc tù không, góc tù có số đo là bao nhiêu. Tương tự có góc nhọn không, góc nhọn có số đo là bao nhiêu?
Lời giải:
Ta nhận thấy AB2 + AC2 = BC2 tức là 32 + 42 = 52
Theo định lý Pi – ta – go có thể kết luận tam giác ABC là tam giác vuông tại A.
=> Góc A = 90º .
Như vậy, ta có thể tính được các góc B và góc C dựa vào công thức lượng giác trong tam giác vuông như sau:
sin B = AC/BC = ⅘
=> Góc B = 53,7º
Vậy góc B là góc nhọn.
=> Góc C = 90º – 53,7º = 36,3º.
Vậy góc C cũng là góc nhọn.
Trên đây chúng tôi vừa tổng hợp lại những kiến thức và bài tập ví dụ về các góc nhọn, góc bù, góc bẹt, góc vuông. Hy vọng rằng những kiến thức trong bài sẽ giúp bạn hiểu rõ về số đo góc của từng loại góc. Chúc các bạn áp dụng lý thuyết vào bài tập thành công.