Trong hóa khái niệm muối trung hòa và muối axit thường xuyên được nhắc tới trong các bài tập và thí nghiệm. Vậy bạn đã biết muối axit, muối trung hòa là gì? Phân biệt muối axit và muối trung hòa như thế nào? Để có câu trả lời chính xác, mời các bạn theo dõi nội dung bài viết này ngay nhé.
Tóm tắt nội dung
Muối trung hòa là gì?
Muối trung hòa là một trong những loại muối được tạo ra từ các phản ứng hóa học. Muối trung hòa có những đặc điểm và các phản ứng hóa học nào? Cùng tìm hiểu chi tiết để biết muối trung hòa là gì nhé.
Muối trung hòa là muối gì?
Muối trung hòa là muối được tạo ra bởi phản ứng hóa học giữa kim loại và axit, giữa muối và muối. Trong đó các muối trung hòa là loại muối mà anion gốc axit không còn H có khả năng phân li ra ion H+.

Theo khái niệm ở trên thì muối trung hòa là muối mà trong thành phần của nó không còn chứa nguyên tố H có tính axit. Có nghĩa là hầu như các muối trong thành phần không chứa nguyên tố H thì là muối trung hòa, nhưng điều ngược lại thì chưa hẳn đúng.
Ví dụ về một số muối trung hòa hay gặp: CaCl2, BaSO4, FeCl2, Al2(SO4)3, NaNO3, ZnCl2, KNO3, KCl, MgSO4, NH4NO3,…
Ở ví dụ trên ta thấy có muối NH4NO3 có chứa nguyên tố H trong thành phần. Tuy nhiên trên thực muối NH4NO3 vẫn là một muối trung hòa. Lý do là vì nguyên tố H trong ion NH4+ không còn khả năng để phân ly thành ion H+ (mang tính axit). Vậy nên dù có nguyên tố H trong thành phần nhưng muối NH4NO3 vẫn được xếp vào loại muối trung hòa.
Các phản ứng tạo muối trung hòa

Các phản ứng hóa học giữa kim loại tác dụng với axit, kim loại tác dụng với phi kim hoặc giữa hai muối với nhau cũng có thể tạo ra muối trung hòa. Cụ thể:
– Kim loại tác dụng với axit: Zn + 2HCl -> ZnCl2 + H2
– Kim loại tác dụng với phi kim: 2Fe + 3Cl2 -> 2FeCl3
– Kim loại tác dụng với muối: Mg + CuSO4 -> MgSO4 + Cu
– Muối phản ứng với muối: Ca(NO3)2 + Na2CO3 -> 2NaNO3 + CaCO3 (kết tủa)
Như vậy các bạn đã biết được khái niệm muối trung hòa là gì và muối trung hòa là muối nào rồi. Vậy muối axit là muối gì, muối trung hòa và muối axit có điểm nào khác nhau?
Muối axit là muối gì?
Muối axit là muối có chứa nguyên tố H trong thành phần. Đặc biệt là nguyên tố hidro trong gốc axit của muối đó vẫn còn khả năng phân li ra ion H+. Trong muối axit hóa trị của gốc axit bằng đúng số nguyên tử H đã được thay thế.
Một số muối axit thường gặp như: NaHCO3, NaHSO4, Na2HPO4, NaHS, K2HPO4, CH3COONa, …

Hầu hết các muối axit đều dễ tan. Các muối axit rất đặc biệt. Chúng vừa có tính chất của muối lại vừa có tính chất của axit. Chính vì thế các muối axit có khả năng tham gia vào các phản ứng hóa học một cách đa dạng. Và đó cũng là lý do nhiều bạn không nhớ hết các tính chất và các phản ứng hóa học của muối axit.
Các phản ứng đặc trưng của muối axit
Muối axit có thể có các phản ứng với bazơ, muối và cả axit. Cùng xem các phản ứng đặc trưng của muối axit là gì nhé.
– Phản ứng trung hòa muối: KHCO3 + KOH -> K2CO3 + H20
– Muối axit có phản ứng với muối trung hòa khác: NaHSO4 + Na2CO3 -> Na2SO4 + NaHCO3
– Hai muối axit có thể phản ứng với nhau: KHSO4 + KHCO3 -> K2SO4 + H20 + CO2
– Muối axit có thể tác dụng với axit: Na2HPO4 + H3PO4 -> 2NaH2PO4
– Phản ứng nhiệt phân của muối axit: Ca(HCO3)2 -> CaCO3 + CO2 + H2O (điều kiện nhiệt độ)
Tính chất của muối axit
Muối axit có thể làm đổi màu quỳ tím. Sự khác nhau đơn giản của muối trung hòa và muối axit là muối trung hòa không làm quỳ tím đổi màu còn muối axit thì có thể (tùy từng muối). Cụ thể những muối axit có tính axit mạnh (pH < 7) thì có khả năng làm quỳ tím hóa đỏ. Bởi lúc này muối axit đó có tính chất như một axit.
Tương tự, đối với những muối axit có tính bazơ mạnh (pH > 7) thì có khả năng làm quỳ tím chuyển thành màu xanh như những bazơ thông thường.

Ví dụ về muối có khả năng làm quỳ tím đổi màu là:
Muối làm quỳ tím hóa đỏ: KHSO4, NaHSO4, Ba(HSO4)2,… Nói chung các muối axit có gốc -HSO4 đều có khả năng làm quỳ tím đổi màu thành đỏ. Vì gốc HSO4– khi phân ly tạo ra ion H+ và SO4 2- có tính chất giống với axit sunfuric loãng (H2SO4 loãng).
Muối làm quỳ tím hóa xanh: Ca(HCO3)2, NaHCO3, KHCO3, Zn(HCO3)2,… Các muối axit có gốc HCO3–, HSO3–, HS– đều mang tính bazơ mạnh. Vì vậy chúng gần như có tính chất của một bazơ nên đã làm đổi màu quỳ tím sang xanh.
Trên đây là những kiến thức bổ ích về các muối trung hòa và muối axit. Hy vọng nội dung bài viết này đã giúp bạn hiểu rõ bản chất muối axit, muối trung hòa là gì, chúng có các phản ứng đặc trưng nào. Mong rằng kiến thức hóa học về tính chất của hai muối trung hòa và muối axit sẽ phần nào giúp bạn yêu thích môn hóa học hơn.