Ngày thất tịch là ngày gì? Tìm hiểu chi tiết về ý nghĩa ngày thất tịch

Dạo gần đây trên mạng xã hội hay nổi lên những ngày lễ đặc biệt được giới trẻ rất yêu thích, trong đó có một ngày gọi là ngày thất tịch. Ngày thất tịch mang nhiều ý nghĩa về văn hóa phương Đông nhưng với nhiều người có lẽ còn cảm thấy xa lạ. Vậy để hiểu rõ hơn ngày thất tịch là ngày gì và ý nghĩa ngày thất tịch là gì thì mời các bạn theo dõi bài viết này để biết thêm chi tiết.

Ngày thất tịch là gì?

Ngày lễ thất tịch từ xưa tới nay vẫn được xem là ngày lễ tình nhân của người phương Đông. Ngày thất tịch là ngày gì? Đây là một ngày lễ có nguồn gốc từ Trung Quốc. Và mỗi một năm chỉ có một ngày duy nhất.

Ngày thất tịch tương truyền sẽ là một ngày trời có mưa, và mưa ở ngày thất tịch gọi là mưa ngâu. Do đó ngoài cái tên ngày thất tịch thì ở Việt Nam ngày này còn được gọi là ngày “Ông Ngâu Bà Ngâu”.

Ngày thất tịch là ngày mấy? Thất tịch là một ngày lễ tình nhân phương Đông rơi vào ngày mùng 7 tháng 7 âm lịch hằng năm. Với các nước phương Đông dùng lịch mặt trăng mới có ngày lễ này. Một số nước xem ngày thất tịch hằng năm là một ngày lễ khá phổ biến như Trung Quốc, Việt Nam, Hàn Quốc, Nhật Bản.

ngay-that-tich-la-ngay-gi
Ngày thất tịch là ngày gì?

Bởi là ngày lễ tình nhân nên ngày thất tịch mùng 7 tháng 7 âm lịch thường được các bạn trẻ quan tâm và hưởng ứng. Ngày nay khi mà mạng xã hội phát triển và việc giao thoa văn hóa dễ dàng hơn khiến ngày thất tịch ngày càng đến gần hơn với giới trẻ.

Trước đây các bạn trẻ hầu như chỉ biết một ngày lễ tình nhân của phương Tây là ngày 14 tháng 2. Tuy nhiên khi ngày thất tịch trở nên phổ biến rộng rãi thì giới trẻ lại có thêm một ngày tình nhân ý nghĩa hơn bởi vì đây là ngày của người Á Đông – ngày thất tịch.

Ngày thất tịch 2022 chính xác là vào thứ năm, ngày mùng 4 tháng 8 dương lịch. Như vậy chỉ còn khoảng gần 2 tháng nữa là tới ngày thất tịch 2022 rồi.

Nguồn gốc ngày thất tịch

Lễ Thất Tịch được gắn liền với một câu chuyện cổ tích đã có từ xa xưa đó là câu chuyện về Ngưu Lang Chức Nữ Hoặc gọi theo tên dân gian ở Việt Nam là chuyện cổ tích Ông Ngâu Bà Ngâu.

Tương truyền rằng, Ngưu Lang là một anh chàng nghèo đi chăn trâu. Anh là người rất chăm chỉ, tốt bụng và lương thiện nên đã dành được tình cảm của Chức Nữ – con gái út của Vương Mẫu Nương Nương, người dệt các đám mây ngũ sắc xinh đẹp trên bầu trời.

Tình yêu của hai người đã đưa họ nên duyên vợ chồng. Ngưu Lang và Chức Nữ sống hạnh phúc dưới trần gian và có với nhau 2 người con ( 1 trai và 1 gái).

nguon-goc-ngay-that-tich
Truyền thuyết ngày thất tịch

Một ngày nọ, Chức Nữ theo lệnh của Ngọc Đế buộc phải quay về trời đành để lại Ngưu Lang và 2 con ở trần gian. buộc phải quay về thiên đình theo lệnh của Ngọc Đế để lại Ngưu Lang và 2 con ở dưới trần gian. Chàng Ngưu Lang nhớ thương vợ nên đã cùng hai con đuổi theo Chức Nữ.

Tuy nhiên khi đi tới dòng sông Thiên Hà, đây chính là ranh giới ngăn cách cõi trần gian với thiên giới nên 3 cha con không thể nào đi tiếp được. Nhưng vì tình yêu dành cho vợ quá lớn, chàng Ngưu Lang quyết không từ bỏ và quyết định ở đó đợi Chức Nữ quay về. Và cũng từ đó, bên cạnh sông Thiên Hà xuất hiện thêm một ngôi sao, người đời gọi đó là sao Ngưu Lang.

Cảm động trước tình yêu thương của đôi vợ chồng Ngưu Lang Chức Nữ, Vương Mẫu Nương Nương đã làm một cây cầu tên là cầu Ô Thước do đàn quạ tạo nên bắc qua dòng sông Thiên Hà để Ngưu lang và Chức Nữ gặp nhau. Tuy nhiên họ chỉ được gặp nhau mỗi năm một lần vào đúng ngày mùng 7 tháng 7 (ngày thất tịch).

Như vậy, ngày thất tịch đã bắt nguồn từ câu chuyện tình yêu cảm động của chàng trai Ngưu Lang và cô nàng Chức Nữ. Câu chuyện ấy đã được truyền lại nhiều đời, và để ghi nhớ ngày đôi Ngưu Lang Chức Nữ gặp nhau, người ta gọi ngày đó là ngày thất tịch. Quan niệm rằng cứ đến ngày thất tịch hàng năm là trời lại đổ mưa, và đó chính là nước mắt của nàng Chức Nữ khi gặp lại chồng của mình là Ngưu Lang.

Ý nghĩa ngày thất tịch

Vào ngày lễ thất tịch các cặp đôi yêu nhau thường đến chùa, làm lễ cầu duyên để cầu mong cho tình yêu được bền vững, vẹn tròn và son sắt. Vào ngày này các cặp đôi cũng thường trao nhau những món quà làm kỷ vật và xem như đó là minh chứng cho tình yêu lâu bền của hai người.

Giới trẻ ngày nay hay truyền tai nhau rằng “thất tịch không mưa”. Vậy ngày thất tịch không mưa có ý nghĩa gì? Ý nghĩa ngày thất tịch là ngày lễ cho những đôi lứa yêu nhau. Nếu trời không mưa, họ sẽ cùng nhau đi ngắm sao Ngưu Lang Chức Nữ.

Người ta tin rằng, nếu hai người đang yêu nhau mà được cùng nhau ngắm sao Ngưu Lang Chức Nữ vào đúng ngày thất tịch thì chắc chắn sẽ mãi mãi hạnh phúc, sẽ có một tình yêu bền lâu. Vào ngày thất tịch chòm sao Chức Nữ sẽ sáng vô cùng. Chính vì thế cùng người mình yêu ngắm sao và nguyện cầu sẽ để lại cho các bạn những kỷ niệm không bao giờ quên.

Ở mỗi quốc gia lại có cách tổ chức ngày lễ thất tịch khác nhau. Ví dụ như ở Trung Quốc, ngày này các bạn nữ thường cầu mong có một đôi bàn tay khéo lẽo. Vì vậy tới ngày thất tịch chị em lại bày những vật dụng nghệ thuật tự làm ra với mong muốn có một tấm chồng tốt.

y-nghia-ngay-that-tich
Lễ thất tịch ở Nhật Bản

Ở Nhật Bản, khi được hỏi ngày lễ thất tịch là ngày gì thì đó còn được gọi với cái tên khác là lễ Tanabata. Họ sẽ xem lịch xem ngày thất tịch là ngày mấy và bắt đầu viết những mong ước của mình vào mảnh giấy đầy màu sắc. Sau đó sẽ treo chúng lên cành trúc trước cửa để cầu mong điều tốt lành. Phong tục này là để cầu sự may mắn, cầu cho mùa màng bội thu. Đối với giới trẻ Nhật Bản, các bạn ấy sẽ tới các đền thờ để cầu nguyện với mong ước sẽ tìm được ý trung nhân.

Ở Việt Nam tuy ngày thất tịch là ngày gì đó không quá lớn và chỉ được dân gian truyền lại nhưng vẫn có một số phong tục hoặc thói quen được thực hiện trong ngày này. Đối với những người lớn họ sẽ có một vài kiêng cữ trong ngày lễ thất tịch để tránh điều không may.

Còn với những người trẻ, các bạn thường tới chùa để cầu duyên trong ngày thất tịch. Vậy hãy xem ngày thất tịch là gì, ngày thất tịch ở Việt Nam thường có những quan niệm nào nhé.

Những quan niệm liên quan tới ngày thất tịch ở Việt Nam

Ý nghĩa ngày thất tịch đã được truyền lại từ lâu đời do đó theo quan niệm dân gian thì mọi người thường có một số việc tránh không nên làm vào ngày thất tịch mùng 7 tháng 7 âm lịch. Hãy cũng xem những quan niệm đó là gì ngay sau đây:

an-dau-do-ngay-that-tich
Một số quan niệm ngày thất tịch

Không làm đám cưới ngày thất tịch

Đám cưới là một ngày trọng đại của mỗi người, và cũng là ngày bắt đầu cho cuộc sống hôn nhân. Vì vậy người xưa truyền nhau rằng không được tổ chức lễ cưới xin vào ngày thất tịch. Bởi lẽ sự tích Ngưu lang Chức Nữ tuy là hai người có một tình yêu thật đáng ngưỡng mộ nhưng lại bị chia cắt chỉ gặp nhau được một lần một năm.

Như vậy, tránh làm lễ cưới vào ngày này là để tránh sự chia cắt của tình yêu, tránh những điềm báo về sự chia ly trong tương lai, tránh những đau khổ cho đôi vợ chồng.

Không xây dựng nhà cửa

Có khá nhiều cách để lý giải cho sự kiêng kỵ này. Thật ra không hẳn là do ngày thất tịch, mà tháng 7 âm lịch ở Việt Nam còn được gọi là tháng “Cô hồn” với nhiều ma quỷ được thả ra và đi lên trần gian. Vì vậy những công việc trọng đại, lớn bé đều phải tránh thực hiện trong tháng 7 hoặc nửa đầu tháng 7 âm (kiêng đến ngày rằm tháng 7).

Chính vì thế mà người ta không bao giờ làm nhà vào tháng 7 âm lịch. Bên cạnh đó, trong tháng 7 âm mọi người cũng truyền nhau rằng phải cẩn thận trong tất cả mọi việc, làm gì cũng phải chú ý bởi đây được xem là thời điểm có nhiều m.a quỷ quấy phá, gây ra những điều xấu cho con người.

Tránh làm điều xấu

Đương nhiên là không riêng gì ngày thất tịch, bạn hãy tránh làm điều xấu, điều ác cả năm nhé. Tuy nhiên theo dân gian truyền lại rằng, nếu làm việc thiện và tránh điều ác vào ngày thất tịch sẽ giống như là tấm bùa hộ mệnh cho bản thân tránh được những điều rủi ro trong cuộc sống, đồng thời giúp cho bạn nhận được những may mắn, bình an cho cả bạn và gia đình.

Bên cạnh đó, việc tránh xa những điều ác sẽ giúp cho bạn gặp may mắn hơn trên con đường tình duyên trong ngày thất tịch.

Ăn đậu đỏ ngày thất tịch

Câu chuyện ăn đậu đỏ ngày thất tịch có vẻ như mấy năm gần đây được nổi lên trên mạng xã hội và giới trẻ hưởng ứng rất nhiệt tình. Tuy nhiên nếu các bạn đang đặt niềm tin rằng ăn đậu đỏ ngày thất tịch sẽ có người yêu thì sai lầm nhé.

Nhân đây tôi cũng sẽ thông tin tới các bạn việc ăn đậu đỏ ngày thất tịch là một thông tin bịa đặt, nó không được bắt nguồn từ quan niệm nào cả và chắc chắn cũng không phải có nguồn gốc từ Trung Quốc như một vài bạn nói.

Thật ra trend ăn đậu đỏ ngày thất tịch được một blogger người Việt tự bịa nên và phát tán nó trên mạng xã hội với lời giải thích là ăn đậu đỏ ngày thất tịch sẽ có người yêu và đây là quan niệm ở văn hóa Trung Quốc. Tuy nhiên sự thất không phải thế.

Nếu bạn là một người yêu thích văn hóa Trung Hoa thì chắc chắn sẽ hiểu rằng ngày thất tịch giới trẻ Trung Quốc cũng có nhắc đến một loại đậu đỏ và gọi đó là “đậu tương tư”. Tuy nhiên hạt đậu đỏ trong văn hóa Trung là loại hạt để xâu chuỗi vòng và tặng cho người yêu trong ngày thất tịch, nó khác hoàn toàn với hạt đậu đỏ nấu chè của Việt Nam.

Như vậy không hề có văn hóa ăn đậu đỏ ngày thất tịch nào ở đây cả, bởi hạt đậu đỏ tương tư của Trung Quốc là hạt không ăn được. Cho nên nói chung quan niệm ăn đậu đỏ ngày thất tịch là thông tin bịa đặt, không có một nguồn gốc hay một câu chuyện dân gian nào để chứng minh điều này.

Vậy nên nếu bạn nào vẫn đang bị đánh lừa về việc ăn đậu đỏ ngày thất tịch thì các bạn nên suy nghĩ lại nhé. Có những văn hóa và quan niệm đúng đắn hơn để bạn có thể thực hiện trong ngày này như là đi chùa cầu may, tặng vòng tay, hay ngắm sao,… đừng tin mấy lời ăn đậu đỏ ngày thất tịch là có người yêu nữa nhé.

Trên đây chúng tôi vừa giúp các bạn giải đáp những vấn đề liên quan tới câu chuyện ngày thất tịch là gì, các quan niệm và ý nghĩa ngày thất tịch. Hy vọng những thông tin trong bài viết có thể giúp bạn hiểu rõ hơn về ngày lễ thất tịch. Chúc bạn ngày thất tịch 2022 sắp tới sẽ được cùng người yêu ngắm sao nhé.