Nkosi Johnson: “CHIẾN BINH QUẢ CẢM” chống HIV/AIDS

Nkosi Johnson là nhà hoạt động AIDS nổi tiếng của Nam Phi. Sinh ra đã nhiễm HIV và qua đời ở tuổi 12 vào năm 2001, nhưng cậu bé Nkosi Johnson đã mãi mãi trở thành biểu tượng bất diệt trong cuộc chiến chống lại căn bệnh thế kỷ. Hãy cùng giamaynenkhi.net tìm hiểu về cuộc đời tuy ngắn ngủi nhưng lại vô cùng đẹp đẽ và đầy ý nghĩa của “chiến binh quả cảm” chống HIV/AIDS này nhé!

Tiểu sử về Nkosi Johnson

Chiến binh quả cảm chống HIV/AIDS là ai?

nkosi johnson
Nkosi Johnson là ai? – Chiến binh quả cảm chống HIV/AIDS

Nkosi Johnson có tên khai sinh là Xolani Nkosi là đứa trẻ Nam Phi bị nhiễm HIV/AIDS và cũng là hoạt động người Nam Phi. Và em cũng là người có tác động mạnh mẽ tới nhận thức của công chúng về đại dịch cũng như ảnh hưởng AIDS trước khi qua đời ở tuổi 12.

Cậu bé sinh ngày 4/2/1989 tại thị trấn phía đông thành phố Johannesburg và mất ngày 1/6/2001 tại quê nhà. Nkosi Johnson không may mắn như những đứa trẻ khác, khi vừa mới sinh ra em đã dương tính với HIV/ AIDS.

Bởi mẹ ruột của em là Nonthlanthla Daphne Nkosi cũng dương tính với HIV và truyền sang cho đứa con chưa sinh của mình. Cậu bé là 1 trong hơn 70.000 trẻ em bị nhiễm HIV ở Nam Phi mỗi năm.

nkosi johnson là ai
Nkosi Johnson (1989 – 2001)
➥ Xem thêm:

Điều đặc biệt từ Nkosi Johnson

Nkosi Johnson được ví như một chiến binh, cậu bé sống sót sau sinh lần thứ 2 – điều bất thường ở những đứa trẻ nhiễm HIV. Khi căn bệnh AIDS bắt đầu hủy hoại mẹ cậu thì cả 2 mẹ con cậu đã được đưa vào trung tâm chăm sóc bệnh tật AIDS ở Johannesburg.

Chính tại đó, Gail Johnson – Giám đốc trung tâm đã nhìn thấy cậu bé và người mẹ ốm yếu của mình. Và ấn tượng của Gail Johnson khi nhìn thấy mẹ con Nkosi Xolani rằng:

Khi nhìn thấy họ, trong lòng tôi dấy lên cảm xúc khó tả. Bởi trước đó, người thân trong gia đình tôi cũng chết vì căn bệnh quái ác này. Tôi không muốn mình chỉ đứng nhìn về căn bệnh này mà muốn bắt tay vào làm. Đó chính là lúc tôi nhận nuôi Xolani Nkosi“.

Gail Johnson mẹ nuôi Xolani Nkosi
Gail Johnson mẹ nuôi Xolani Nkosi

Sau đó, mẹ của Nkosi Xolani đã mất năm 1997 và ở tuổi thứ 7, Nkosi Xolani đã được ghi nhận là em bé mắc bệnh AIDS sống lâu nhất tại Nam Phi. Với tình yêu thương của mẹ nuôi Nkosi Johnson đã đấu tranh quyết liệt để trường tiểu học địa phương nhận cậu là học sinh.

Tháng 7/2000, Nkosi Johnson đã thu hút được sự chú ý của cộng đồng quốc tế khi có bài phát biểu đầy ngẫu hứng tại lễ khai mạc “Hội nghị quốc tế về AIDS lần thứ 13” ở Durban – Nam Phi.

Một năm sau đó, vào ngày 1/6/2001 Nkosi Johnson đã qua đời vì căn bệnh AIDS. Nhưng cậu vẫn mãi trở thành biểu tượng bất diệt trong cuộc chiến chống lại căn bệnh thế kỷ.

Nkosi Johnson: Người phá hủy quan điểm của thế giới về người mắc bệnh AIDS

Nkosi Johnson bị phản đối nhập học

Năm mẹ mất, Nkosi được 8 tuổi, sau đó mẹ nuôi của cậu đã cố gắng ghi danh cho cậu theo học tại trường học ở Melville. Nhưng khi biết cậu bé bị nhiễm HIV, nhiều phụ huynh và giáo viên đã phản đối cậu nhập học. Bởi vì nhận thức kém cùng những nỗi sợ vô hình mà Nkosi đã bị phân biệt đối xử. 

Lúc bấy giờ Gail Johnson đã quyết định chiến đấu và khiếu nại các tổ chức hội thảo giáo dục cộng đồng tại Nam Phi về AIDS. Gail Johnson đã ra tòa để buộc trường tiểu học tại địa phương phải công nhận Nkosi là học sinh.

Nkosi Johnson - Người phá hủy quan điểm của thế giới về người mắc bệnh AIDS
Nkosi Johnson – Người phá hủy quan điểm của thế giới về người mắc bệnh AIDS

Những nỗ lực của cô đã khiến Quốc hội thông qua luật pháp và yêu cầu các trường phải duy trì chính sách chống phân biệt đối xử bảo vệ trẻ em như Nkosi. 

Nhân vật quốc gia chống kỳ thị HIV/ AIDS

Từ đó, Nkosi đã trở thành nhân vật của quốc gia trong chiến dịch chống kỳ thị HIV/AIDS. Các cơ sỏ giáo dục trên khắp Nam phi đưa ra những chính sách mới chống phân biệt đối xử và bảo vệ trẻ em bị AIDS. Cả đất nước Nam Phi đã thay đổi chỉ vì 1 cậu bé mắc HIV/AIDS nhỏ xíu, gầy gò.

Vào tháng 7/2000, Nkosi đã có buổi nói chuyện với các đại biểu tại Hội nghị AIDS quốc tế lần 13 tại Durban. Với thân hình bé nhỏ trong bộ đồ tối màu cùng đôi giày thể thao, Nkosi Johnson khi ấy 11 tuổi đã khiến cho 10.000 đại biểu chìm trong im lặng khi kể lại câu chuyện của mình.

nkosi johnson quotes
Bài phát biểu của cậu bé tại hội nghị AIDS quốc tế khiến 10.000 đại biểu cảm động

Bài phát biểu tại Hội nghị AIDS quốc tế

Xin chào, tên tôi là Nkosi Johnson. Tôi năm nay 11 tuổi và tôi nhiễm AIDS toàn diện. Tôi sinh ra đã nhiễm HIV. Thật buồn khi chứng kiến nhiều người cũng bị ốm như tôi“.

Cuối bài phát biểu, cậu đã kêu gọi mọi người: “Hãy chăm sóc chúng tôi và chấp nhận chúng tôi. Tất cả chúng tôi đều là con người và chúng tôi bình thường. Chúng tôi có bàn tay, bàn chân, chúng tôi có thể nói chuyện, đi bộ. Và chúng tôi có nhu cầu giống như mọi người khác. Đừng e sợ chúng tôi. Tất cả chúng ta đều giống nhau“.

➥ Xem thêm:

Nkosi Johnson: Sự vụt tắt của một “chiến binh” quả cảm

Sự ra đi của Nkosi Johnson

Tháng 10/2000, Nkosi  cũng có buổi nói chuyện với thông điệp tương tự tại hội nghị AIDS ở Atlanta. Khi trở về từ Mỹ, cậu không khỏe và bị tổn thương não, trải qua vài cơn động kinh và rơi vào trạng thái nửa hôn mê.

Ngày 1/6/2001, Nkosi Johnson qua đời đã kết thúc 12 năm cuộc đời và chống chọi với nỗi đau về thể xác. Cậu ra đi đã để lại nguồn ánh sáng của sự sống bất tận cùng những việc làm ý nghĩa đối với nhân loại.

nkosi johnson cause of death
Nkosi Johnson được chôn cất tại nghĩa trang Westpark

Nkosi Johnson được chôn cất tại nghĩa trang Westpark, và trong tang lễ đã có hàng nghìn người tới tham dự. Họ tới để nói lời tiễn biệt cuối cùng với người hùng nhỏ tuổi quả cảm.

Thành tựu, di sản để lại của cậu bé

Di sản của Nkosi để lại là một nhà cư trú cho những người mẹ nhiễm HIV cùng đứa con của họ tại Johannesburg có tên Nkosi’s Haven do cậu và mẹ nuôi Gail vận động thành lập. Vào tháng 11/2005, Gail đại điện cho Nkosi Johnson nhận giải thưởng Hòa bình cho trẻ em quốc tế. Và Nkosi’s Haven cũng nhận được giải thưởng 100.000 đô la Mỹ từ Quỹ KidsRight.

Điểm tên những di sản mang tên Nkosi Johnson

Ngày 4/2 Google Doodle đã vinh danh cậu bé Nam Phi Nkosi Johnson – người đã dũng cảm vận động cho quyền bình đẳng của trẻ em bị HIV/AIDS. Bên cạnh đó, chính sự đấu tranh cùng nghị lực dũng cảm mà cuộc đời của Nkosi Johnson đã truyền cảm hứng cho rất nhiều tác giả với các tác phẩm nổi tiếng như:

nkosi johnson pictures
Google Doodle đã vinh danh cậu bé Nam Phi Nkosi Johnson – người đã dũng cảm vận động cho quyền bình đẳng của trẻ em bị HIV/AIDS
  • We are all the same (chúng ta giống nhau): Đây là cuốn sách của Jim Wooten nói về cuộc đời của Nkosi.
  • Bài thơ The spirit of Nkosi Johnson (Linh hồn của Nkosi Johnson) trong cuốn sách “Beautiful and ugly too” (Đẹp và cũng xấu nữa) của nhà thơ M.K. Asante viết để dành tặng cho Nkosi năm 2005.
  • Những phát biểu của Nkosi Johnson là nguồn cảm hứng cho ca khúc “We are all the same” (chúng ta giống nhau” được thu âm và phát hành trong album “In the Rain” 2003 của Naledi.
  • Một phòng họp của CAFCASS tại Bộ giáo dục và kỹ năng được đặt theo tên của Nkosi Johnson.
  • Trường Đại học Stellenbosch tại Nam Phi có 1 cơ sở y tế được đặt theo tên Nkosi tại Tygerberg.
➥ Xem thêm:

Là cậu bé Nam Phi với tinh thần thép, Nkosi Johnson đã không ngừng nỗ lực và chiến đấu từng ngày trong hành trình giành lại sự sống trước căn bệnh thế kỷ. Và nó càng trở lên ý nghĩa hơn khi hành trình sống của em lại ghi ấn tượng sâu sắc với cả nhân loại qua bài phát biểu đầy sức truyền tải thông điệp ý nghĩa tại Hội nghị AIDS và ảnh hưởng tới nhận thức của công chúng về đại dịch AIDS trước khi qua đời ở tuổi 12.

About Thu Trà

https://giamaynenkhi.net/ Chào bạn, tôi là Thu Trà. Trên đây là nội dung đã được tôi nghiên cứu và tổng hợp lại theo những nguồn tin chọn lọc nhất. Hy vọng bài viết đã phần nào giúp giải đáp câu hỏi của các bạn. Nếu còn bất cứ thắc mắc nào hãy comment bên dưới để tôi hỗ trợ bạn nhé!

View all posts by Thu Trà →