Nội thủy là gì? Quy định về vùng nội thủy của biển nước ta

Vùng nội thủy là gì? Vùng nội thủy của mỗi quốc gia được xác định như thế nào? Vùng nội thủy Việt Nam bao gồm những vùng biển nào? Những thắc mắc liên quan đến khái niệm và các quy định về vùng nội thủy sẽ được chúng tôi làm rõ trong nội dung bài viết sau đây. Mời quý bạn đọc cùng theo dõi để biết thêm chi tiết.

Vùng nội thủy là gì?

Vùng nội thủy của một quốc gia có chủ quyền được xác định là toàn bộ vùng nước và đường thủy trong phần đất liền, được tính bắt đầu từ đường cơ sở mà quốc gia đó xác định làm dấu mốc của vùng lãnh hải của mình trở vào. Như vậy, vùng nội thủy bao gồm toàn bộ các loại hình sông, suối và kênh dẫn nước, thậm chí một số trường hợp còn có cả các vũng, vịnh nhỏ.

Tìm hiểu vị trí vùng nội thủy
Tìm hiểu vị trí vùng nội thủy

Vùng nội thủy của mỗi quốc gia sẽ có những quy định khác nhau bởi theo Công ước Liên hiệp quốc về luật biển, các nước sẽ có quyền tự do áp dụng luật pháp của mình trong việc quy định, điều chỉnh, sử dụng các yếu tố tài nguyên liên quan đến vùng nội thủy.

Đối với các tàu thuyền nước ngoài, không được phép tự do đi lại qua vùng nội thủy của quốc gia khác ngay cả khi không có mục đích gây hại. Để có thể đi qua vùng nội thủy, các phương tiện nước ngoài phải thực hiện xin phép cơ quan chức năng liên quan và chỉ được đi theo đúng hành trình đã được nước sở tại cấp phép.

Dựa theo khoản 1 Điều 8 Công ước luật biển 1982 định nghĩa vùng nội thuỷ là gì được nêu cụ thể là các vùng nước ở phía bên trong đường cơ sở dùng để tính chiều rộng của lãnh hải. Ngoài ra theo khoản 2 Điều 8 của Công ước luật biển 1982 còn một bộ phận cũng được gộp chung vào vùng nội thủy đó là các vùng nước có các đường hàng hải quốc tế đi qua (vùng được quyền đi lại không gây hại) có vạch đường cơ sở thẳng.

Quy định về vùng nội thủy của biển nước ta

Việt Nam có quy định rõ ràng về vùng nội thủy trong Luật Biển Việt Nam 2012. Theo đó, vùng nội thủy cùng với lãnh hải, vùng tiếp giáp lãnh hải, vùng đặc quyền kinh tế, thềm lục địa thuộc chủ quyền, quyền chủ quyền và quyền tài phán quốc gia của Việt Nam thuộc vào vùng biển Việt Nam. Chúng được xác định rõ theo pháp luật của Việt Nam, điều ước quốc tế về biên giới lãnh thổ và phù hợp với công ước của Liên hợp quốc về Luật biển 1982.

Quy định của pháp luật về vùng nội thủy Việt Nam
Quy định của pháp luật về vùng nội thủy Việt Nam

Vùng nội thủy là gì? Nội thủy là vùng nước ở phía trong cùng, tiếp giáp với bờ biển và vùng lãnh hải ở phía bên ngoài. Vùng nội thủy là một bộ phận thuộc lãnh thổ của Việt Nam.

Quy định liên quan đến vùng nội thủy Việt Nam

Xét về chế độ pháp lý của vùng nội thuỷ, Nhà nước đã và đang thực hiện chủ quyền hoàn toàn, tuyệt đối và đầy đủ đối với nội thủy cũng như trên lãnh thổ đất liền.

Dưới đây là một số quy định pháp luật liên quan đến vùng nội thủy của biển nước ta.

Các trường hợp tàu quân sự và tàu thuyền công vụ của nước ngoài đến Việt Nam được phép đi vào vùng nội thủy:

+ Tàu quân sự hoặc tàu thuyền công vụ của nước ngoài chỉ được phép đi vào vùng nội thủy cũng như neo đậu tại một công trình cảng, bến hoặc nơi trú đậu trong nội thuỷ hay công trình cảng, bến hoặc nơi trú đậu của Việt Nam ở bên ngoài nội thủy của Việt Nam theo lời mời của Chính phủ Việt Nam hoặc theo như thỏa thuận giữa các bên cơ quan có thẩm quyền của Việt Nam và quốc gia mà tàu thuyền đó đang mang cờ.

Một số quy định liên quan đến vùng nội thủy của biển nước ta
Một số quy định liên quan đến vùng nội thủy của biển nước ta

+ Tàu quân sự hoặc tàu thuyền công vụ của nước ngoài khi ở trong khu vực nội thủy, cảng, bến, nơi trú đậu trong nội thuỷ hoặc các công trình cảng, bến hay nơi trú đậu của Việt Nam ở bên ngoài nội thủy Việt Nam phải thực hiện: Tuân thủ đúng những quy định của Luật Biển Việt Nam và các quy định khác có liên quan của pháp luật Việt Nam, trừ trường hợp trong điều ước quốc tế (mà nước Việt Nam là thành viên) có những quy định khác. Đồng thời các tàu thuyền phải hoạt động phù hợp với lời mời của Chính phủ Việt Nam cũng như các thỏa thuận với cơ quan có thẩm quyền của nước Việt Nam.

Xem thêm: Hy Lạp ở đâu? Thuộc châu lục nào? Tìm hiểu về lịch sử văn hóa Hy Lạp

Quy định về hoạt động của tàu ngầm và các phương tiện đi ngầm của nước ngoài trong vùng nội thủy của Việt Nam:

Trong vùng nội thủy và lãnh hải Việt Nam, tất cả các phương tiện đi ngầm (kể cả tàu ngầm) của nước ngoài phải hoạt động ở trạng thái nổi trên mặt nước và bắt buộc phải treo cờ quốc tịch, trừ trường hợp được phép của Chính phủ Việt Nam hoặc đã theo thỏa thuận giữa Chính phủ Việt Nam và chính phủ của quốc gia mà các phương tiện đó đang mang cờ.

Quy định về các thông tin liên lạc trong cảng, bến hay nơi trú đậu của Việt Nam

Các cá nhân, tổ chức của tàu thuyền khi ở trong các cảng, bến hay nơi trú đậu trong nội thuỷ hoặc các điểm trú đậu khác của Việt Nam chỉ được phép tiến hành thông tin và liên lạc theo đúng quy định của pháp luật Việt Nam và quốc tế có liên quan.

Bài viết trên đây chúng tôi đã lần lượt giải đáp tới quý bạn đọc khái niệm vùng nội thủy là gì cũng như những đặc điểm của vùng nội thủy Việt Nam. Hy vọng những chia sẻ của giamaynenkhi.net đã mang đến cho bạn thêm nhiều kiến thức bổ ích và thú vị trong lĩnh vực địa lý.