[MẸO HAY] “Cách phân biệt ẩn dụ và hoán dụ” SIÊU DỄ

 

Ẩn dụ và hoán dụ là biện pháp tu từ quan trọng và thường xuyên xuất hiện trong các bài kiểm tra, đề thi của chương trình ngữ văn lớp 6. Tuy nhiên, hai biện pháp tu từ này thường khiến học sinh hay nhầm lẫn khi làm bài tập hay cách hành văn. Vì thế, bài viết dưới đây sẽ chia sẻ những kiến thức để giúp các em học sinh có thể nắm rõ được bản chất và những mẹo nhỏ để phân biệt ẩn dụ và hoán dụ trong các bài kiểm tra nhé!

1. Ẩn dụ là gì? Cho ví dụ?

1.1 Khái niệm ẩn dụ

phân biệt ẩn dụ và hoán dụ
Khái niệm, cách phân biệt ẩn dụ và hoán dụ?

Khái niệm ẩn dụ:

Ẩn dụ là biện pháp tu từ mà người viết dùng tên của sự vật/ sự việc này để gọi tên sự vật/ sự việc khác. Giữa 2 đối tượng này có nét tương đồng về một đặc điểm nào đó như trạng thái, tính chất, màu sắc,… Nhằm tăng khả năng gợi hình, gợi cảm cho sự diễn đạt. 

Hoặc các bạn có thể hiểu đơn giản rằng ẩn dụ là hình thức thay đổi tên gọi của sự vật/ sự việc có tên A bằng sự vật/ sự việc có tên B. Trong đó, A và B có nét tương đồng với nhau.

Ẩn dụ có 4 loại: Hình thức, cách thức, phẩm chất, chuyển đổi cảm giác.

khái niệm ẩn dụ
Phép ẩn dụ là gì? Có mấy loại?

1.2 Ví dụ về ẩn dụ

– Ví dụ về ẩn dụ hình thức: Là phép tu từ có 2 sự vật, sự việc, hiện tượng có nét tương đồng về hình thức. VD:

“Về thăm quê Bác làng Sen

Có hàng râm bụt thắp lên lửa hồng”

Câu thơ có sử dụng phép ẩn dụ về hình thức, lửa hồng tương đồng với màu đỏ của bông hoa râm bụt.

– Ẩn dụ cách thức là gì? – Là phép ẩn dụ của các sự vật/ hiện tượng có sự tương đồng về cách thức

VD: Trong câu tục ngữ “Ăn quả nhớ kẻ trồng cây” sử dụng phép ẩn dụ cách thức. Ví việc ăn quả quả tương đồng về cách thức với việc hưởng thành quả lao động. Còn trồng cây tương đồng về cách thức với công lao khó nhọc để tạo ra thành quả.

>>>THẾ NÀO LÀ CÂU ĐẶC BIỆT? Câu rút gọn? #MẸO phân biệt ĐƠN GIẢN

– Ẩn dụ phẩm chất: Là các sự vật, hiện tượng có sự tương đồng về phẩm chất.

“Người cha mái tóc bạc

Đốt lửa cho anh nằm”

Người cha ở đây là phép ẩn dụ cho hình ảnh của Bác Hồ. Bác đã chăm lo cho từng giấc ngủ, bữa ăn của các chiến sĩ như người cha chăm sóc cho những đứa con thân yêu.

– Ẩn dụ chuyển đổi cảm giác: Là sự chuyển đổi từ cảm giác này sang cảm giác khác, cảm nhận này bằng giác quan khác.

VD: “Giọng nói của cô ấy rất ngọt ngào”. Ngọt ngào chính là sự cảm nhận của vị giác. Dùng “giọng nói ngọt ngào” để ẩn dụ chuyển đổi cảm giác từ thính giác sang vị giác.

➥ Xem thêm:

2. Hoán dụ là gì? Cho ví dụ

2.1 Khái niệm hoán dụ

Hoán dụ là gì: Là việc gọi tên sự vật/ sự việc này bằng tên sự vật/ sự việc khác dựa trên mối quan hệ tương cận giữa chúng. 

Hoán dụ có 4 loại: 

  • Lấy 1 bộ phận thay thế cho toàn thể
  • Lấy dấu hiệu thay thế cho vật mang dấu hiệu
  • Lấy vật chứa thay thế cho vật bị chứa
  • Lấy cụ thể thay thế cho trừu tượng
hoán dụ là gì
Hoán dụ là gì? Có mấy loại hoán dụ?

2.2 Ví dụ về hoán dụ

– Lấy 1 bộ phận thay thế cho toàn thể

“Một trái tim lớn lao đã giã từ cuộc đời

Một khối óc lớn đã ngừng sống.”

“Một khối óc” hay “một trái tim” là hình ảnh hoán dụ để chỉ cả “con người”. Và đó chính là Bác Hồ – vị lãnh tụ kính yêu của dân tộc Việt Nam.

– Lấy dấu hiệu thay thế cho vật mang dấu hiệu

Ví dụ: “Sen tàn, cúc lại nở hoa

Sầu dài ngày ngắn, đông đà sang xuân”

Trong câu thơ trên Nguyễn Du đã sử dụng biện pháp hoán dụ lấy dấu hiệu thay thế cho vật mang dấu hiệu như hoa sen để chỉ mùa hạ, hoa cúc chỉ mùa thu.

>> CA DAO TỤC NGỮ là gì? NHẬN BIỆT “thành ngữ và tục ngữ”

  • Ví dụ phép: Lấy vật chứa thay thế cho vật bị chứa

“ Vì sao trái đất nặng ân tình

Nhắc mãi tên người Hồ Chí Minh”

Trong câu thơ trên, trái đất được hóa dụ cho hình ảnh của nhân loại.

– Ví dụ phép: Lấy cụ thể thay thế cho trừu tượng.

“Một cây làm chẳng nên non

Ba cây chụm lại nên hòn núi cao”

Một cây là phép hoán dụ cho sự đơn lẻ, số ít. Còn ba cây là chỉ số lượng nhiều. Câu thơ này sử dụng phép hoán dụ để nói đến sự đoàn kết sẽ tạo nên sức mạnh.

➥ Xem thêm:

3. Cách phân biệt ẩn dụ và hoán dụ trong câu văn

Chúng ta có thể phân biệt nhanh phép ẩn dụ và hoán dụ dựa trên mối liên quan của sự vật/ hiện tượng được sử dụng.

3.1 Sự giống nhau

Có khá nhiều học sinh thường nhầm lẫn giữa phép ẩn dụ và hoán dụ. Bởi 2 phép tu từ này có khá nhiều điểm tương đồng như:

  • Sự chuyển đổi có cùng bản chất: Đều gọi sự việc, sự vật, hiện tượng này với tên gọi của sự vật/ hiện tượng khác.
  • Đều sử dụng sự liên tưởng và có tác dụng tăng sức gợi cảm, gợi tả cho câu thơ, câu văn tạo cảm xúc cho người đọc.
sự khác nhau giữa ẩn dụ và hoán dụ
So sánh 2 biện pháp tu từ ẩn dụ và hoán dụ

3.2 Sự khác nhau giữa ẩn dụ và hoán dụ

Hai biện pháp tu từ này có sự khác nhau như:

  • Phép ẩn dụ dựa trên cơ sở của sự tương đồng, dù 2 sự vật, hiện tượng không có sự liên quan gì với nhau. Nhưng giữa 2 sự vật, hiện tượng đó đều có điểm giống nhau. Do đó, người ta đã có sự chuyển đổi giữa những sự vật/ hiện tượng đó.
  • Phép hoán dụ là dựa trên cơ sở của sự liên tưởng gắn bó, gần gũi giữa các sự vật, hiện tượng có liên quan trực tiếp tới nhau, gần kề nhau.

3.3 Mẹo phân biệt phép ẩn dụ và hoán dụ trong câu

Dưới đây là hệ thống mô hình sơ đồ phép ẩn dụ, hoán dụ để giúp học sinh hiểu rõ hơn:

Sự vật được gọi có tên là A bị ẩn đi và thay thế thành tên khác là B trong văn bản qua hình thức so sánh, liên tưởng. Muốn xác định được đâu là A và B thì học sinh cần phải dựa vào văn cảnh. Tức là dựa vào câu văn, câu thơ mà hình ảnh đó xuất hiện.

Mối liên hệ giữa 2 sự vật/ sự việc chính là yếu tố quyết định để phân biệt biện pháp tu từ đó là hoán dụ hay ẩn dụ. Nếu 2 sự vật có mối quan hệ tương đồng thì ta sẽ có biện pháp tu từ ẩn dụ. Còn nếu mối quan hệ giữa chúng có sự gần gũi, tương cận thì ta sẽ có biện pháp tu từ hoán dụ. 

ví dụ về ẩn dụ và hoán dụ
Mẹo phân biệt ẩn dụ và hoán dụ đơn giản

Khi xử lý dạng bài tập về biện pháp tu từ hoán dụ và ẩn dụ thì học sinh cần làm theo 2 bước sau:

  • Bước 1: Từ yếu tố đã cho trong văn bản, học sinh cần tìm ra yếu tố bị ẩn đi dựa vào ngữ cảnh, văn cảnh của nó.
  • Bước 2: Xét mối quan hệ giữa 2 yếu tố để khẳng định đó là phép hoán dụ hay ẩn dụ.

Để dễ dàng phân biệt ẩn dụ và hoán dụ, có một mẹo rất đơn giản đó là:

  • Bản chất của ẩn dụ chính là phép so sánh ngầm. Khi ta khôi phục được 2 hình ảnh A và B, thử đặt 1 từ so sánh giữa chúng. Nếu thấy hợp lý thì mối quan hệ giữa A và B chính là mối quan hệ tương đồng. Lúc này ta có thể khẳng định đây chính là biện pháp tu từ ẩn dụ.
  • Ngược lại, nếu thêm từ so sánh vào giữa A và B mà câu này không có nghĩa hoặc không hợp lý thì đây chính là biện pháp hoán dụ.
➥ Xem thêm:

4. Bài tập tìm biện pháp tu từ ẩn dụ và hoán dụ

đặt câu ẩn dụ
Bài tập thực hành phép tu từ hoán dụ và ẩn dụ

Tìm biện pháp tu từ trong 2 câu thơ sau:

” Tay ta tay búa tay cày

Tay gươm, tay bút dựng xây nước mình”

Trước hết ta cần xác định được từ ngữ, hình ảnh đã được thay thế trước. Trong 2 câu thơ trên, ta có thể dễ dàng nhận thấy các dấu hiệu “tay búa, tay cày, tay bút, tay gươm” là những từ đã bị thay đổi tên gọi.

Bước 1: Khôi phục lại từ đã bị ẩn đi

Để khôi phục lại từ đã bị ẩn đi thì chúng ta có thể dễ dàng liên tưởng tới hình ảnh tay búa là người cầm cây búa, còn tay gươm là người cầm cây gươm, tay cày là người cầm cày,…

Bước 2: Thử so sánh mối quan hệ giữa A và B

Khi thêm từ so sánh “Tay gươm như người cầm gươm” là không hợp lý. Bởi tay gươm không thể giống như người cầm gươm được. Bởi một cái là 1 bộ phận, còn kia là cả 1 con người. Cho nên đây không thể là mối quan hệ tương đồng. Do đó, đây không phải là phép tu từ ẩn dụ mà phải là biện pháp tu từ hoán dụ.

Trên đây Giamaynenkhi.net đã chia sẻ với các bạn về khái niệm cũng như những ví dụ về ẩn dụ và hoán dụ. Hy vọng với những hướng dẫn trên sẽ giúp các bạn học sinh thành thạo hơn trong việc phân biệt ẩn dụ và hoán dụ. Từ đó, biết cách sử dụng câu từ và cách diễn đạt cho chính xác khi làm văn.

About Thu Trà

https://giamaynenkhi.net/ Chào bạn, tôi là Thu Trà. Trên đây là nội dung đã được tôi nghiên cứu và tổng hợp lại theo những nguồn tin chọn lọc nhất. Hy vọng bài viết đã phần nào giúp giải đáp câu hỏi của các bạn. Nếu còn bất cứ thắc mắc nào hãy comment bên dưới để tôi hỗ trợ bạn nhé!

View all posts by Thu Trà →