Sử thi là gì? Các tác phẩm sử thi hay nhất mọi thời đại

Chúng ta có thể dễ dàng bắt gặp khuynh hướng sử thi trong các tác phẩm đề cập đến đề tài mang tính dân tộc và lịch sử. Bài viết sau đây chúng ta sẽ cùng nhau tìm hiểu chi tiết về khuynh hướng sử thi là gì, cũng như đặc trưng và đặc điểm phân loại của khuynh hướng này ngay bài viết sau đây của chúng tôi!

Khuynh hướng sử thi là gì?

Để hiểu được khuynh hướng sử thi, trước hết chúng ta cần hiểu sử thi là gì. Sử thi là những tác phẩm tự sự dài xuất hiện từ rất sớm trong lịch sử văn học của các dân tộc. Sử thi nhằm ca ngợi sự nghiệp anh hùng có tính toàn dân và trọng đại đối với dân tộc.

Khuynh hướng sử thi là những sự kiện, biến cố quan trọng, mang ý nghĩa lớn lao đối với một dân tộc, nhằm để ngợi ca các vị anh hùng và chiến sĩ dân tộc.

Khái niệm về khuynh hướng sử thi
Khái niệm về khuynh hướng sử thi

Đặc trưng của sử thi

Khuynh hướng sử thi thường mang những đặc trưng cơ bản sau đây:

  • Thường đề cập tới các vấn đề chung của xã hội trước các sự kiện mang tính lịch sử dân tộc
  • Nhân vật và hình tượng xây dựng trong tác phẩm đều mang tính sử thi, đối với mọi tầng lớp, lứa tuổi, dân tộc,…
  • Nhân vật chính thường đại diện cho lý tưởng, khát vọng, hướng tới ánh sáng và luôn gắn bó với số phận của cả một cộng đồng. Nhân vật chính còn là kết tinh những phẩm chất tốt đẹp của cả một tập thể.
  • Lời văn sử thi thường mang vẻ đẹp ngợi ca, hào hùng, trang trọng, giàu hình ảnh và mang tính tưởng tượng cao.
  • Tác phẩm mang tính sử thi luôn lạc quan, tin tưởng vào tương lai tươi sáng của dân tộc, tin tưởng vào thắng lợi cuối cùng.
  • Thường sử dụng các thủ pháp nghệ thuật như: cường điệu, so sánh, lặp từ giúp khắc họa, nhấn mạnh và làm nổi bật đối tượng.

Phân loại sử thi

Sử thi thần thoại

Sử thi thần thoại thường kể về sự hình thành của thế giới, muôn loài và các dân tộc,.. Sử thi thần thoại có sự hiện diện của những yếu tố hoang đường, thần thánh. Bên cạnh sức mạnh chiến đấu, các dũng sĩ còn có siêu năng lượng siêu nhiên, ma thuật. Trong khi đó kẻ địch thường hiện diện dưới dạng quái vật giả tưởng.

Sử thi thần thoại
Sử thi thần thoại

Các đề tài chính sử thi cổ xưa thường miêu tả: chiến đấu chống lại quái vật (cứu dân làng, người đẹp), anh hùng đi hỏi vợ hay để tài về sự trả thù cho dòng họ,…

Ví dụ một số tác phẩm như: Đẻ đất đẻ nước, Cây nêu thần,…

Sử thi anh hùng

Đây là thể loại sử thi kể về cuộc đời, sự nghiệp của các anh hùng. Mặc dù được lý tưởng hóa nhưng đó là những con người của cuộc sống đời thường, họ được miêu tả một cách lý tưởng theo ước mơ, khát vọng của con người thời đại.

Vẻ đẹp của họ là điều mà con người muốn hướng tới và có thể hướng đến thay vì siêu nhiên, thần thánh như ở các tác phẩm sử thi dân gian.

Ví dụ: Đăm Săn, Đăm Di, Đăm Noi, Xinh Nhã, Khinh Dú,…

Xem thêm: Văn trào phúng, thơ trào phúng là gì? Đặc điểm nổi bật?

Đề tài sử thi trong văn học Việt Nam giai đoạn 1945-1975

Các tác phẩm văn học giai đoạn 1945-1975 thường hướng đến những vấn đề trọng đại, mang ý nghĩa lịch sử, liên quan tới vận mệnh dân tộc. Hiện thực văn học phản ánh là hiện thực cách mạng dân tộc, đời sống của dân tộc.

Những cái riêng tư, đời thường dường như bị lãng quên, ít được đề cập tới, nếu có được nói tới cũng chỉ là để nhấn mạnh trách nhiệm, tình cảm với cộng đồng. Theo đó, văn học giai đoạn này thường đề cập đến những đề tài, chủ đề sau:

Đề tài về xây dựng chủ nghĩa xã hội

Nhằm ngợi ca vẻ đẹp của đất nước trong công cuộc xây dựng chủ nghĩa xã hội, sự thay da đổi thịt của đất nước. Cuộc sống xây dựng khẩn trương sôi nổi trong nhịp điệu mới được diễn ra trên khắp mọi miền của đất nước. Văn học thể hiện niềm tự hào, niềm vui của nhân dân khi được tự do, làm chủ cuộc đời, làm chủ thiên nhiên, xã hội.

Tác phẩm tiêu biểu về đề tài xây dựng chủ nghĩa xã hội
Tác phẩm tiêu biểu về đề tài xây dựng chủ nghĩa xã hội

Ví dụ một số tác phẩm về chủ đề này:

  • Bài Đoàn thuyền đánh cá – Huy Cận: nói về cuộc sống lao động của người dân miền biển trong công cuộc xây dựng chủ nghĩa xã hội trong khí thế lao động hăm hở, hăng say của ngư dân miền biển.
  • Bài “Mùa lạc” của Nguyễn Khải: Nói về cuộc sống lao động ở nông trường Điện Biên trong công cuộc xây dựng chủ nghĩa xã hội. Ngợi ca những đổi thay của đất nước, thể hiện niềm vui của con người trong thời kỳ mới
  • “Lặng lẽ Sa Pa” của Nguyễn Thành Long: Nói về cuộc sống lao động xây dựng chủ nghĩa xã hội nhằm ngợi ca những con người tình nguyện làm việc ở những nơi xa xôi, trong điều kiện khắc nghiệt nhằm xây dựng, bảo vệ Tổ quốc.

Đề tài chiến tranh chống giặc ngoại xâm

Ròng rã suốt 30 năm kháng chiến chống Pháp, Mỹ, vì thế đề tài đấu tranh chống giặc ngoại xâm, thống nhất đất nước là một trong những đề tài nổi bật và thu hút nhiều tài năng văn học như: Chính Hữu, Phạm Tiến Duật, Lê Minh Khuê, Tố Hữu, Nguyễn Trung Thành, Nguyễn Thi, Nguyễn Minh Châu,…

Văn học thể hiện những mất mát, đau thương của dân tộc. Đồng thời thể hiện tinh thần chiến đấu dũng cảm, kiên cường của người lính trong cuộc kháng chiến chống giặc ngoại xâm.

Ví dụ:

  • Rừng xà nu của tác giả Nguyễn Trung Thành: Đây là sử thi Tây Nguyên viết về cuộc nổi dậy của nhân dân Tây Nguyên trong kháng chiến chống Mỹ. Tác phẩm ngợi ca sức sống mãnh liệt, lòng yêu nước, cũng như tinh thần chiến đấu dũng cảm của người dân Tây Nguyên trong cuộc kháng chiến chống Mỹ ác liệt
  • Những đứa con trong gia đình của Nguyễn Thi: Viết về đề tài nhân dân Nam Bộ trong kháng chiến chống Mỹ. Nhằm ngợi ca lòng yêu nước, tinh thần chiến đấu dũng cảm kiên cường của người dân Nam Bộ trong kháng chiến chống Mỹ.
Tác phẩm Rừng xà nu nổi tiếng của Nguyễn Trung Thành
Tác phẩm Rừng xà nu nổi tiếng của Nguyễn Trung Thành
  • Tây Tiến – Quang Dũng: với đề tài về hình tượng người lính trong kháng chiến chống Pháp. Nhằm ngợi ca vẻ đẹp hình tượng người lính Tây Tiến, những con người hào hoa, hào hùng, sẵn sàng hi sinh mình vì tổ quốc.

Đề tài Tổ quốc

Đây là đề tài lớn bao quát thơ ca kháng chiến. Khuynh hướng sử thi đòi hỏi tác giả nhìn nhận con người, cuộc đời với con mắt có tầm bao quát lịch sử, dân tộc và thời đại.

Kế thừa những quan niệm về Tổ quốc của ông cha ta, các nhà thơ thời kháng chiến có cái nhìn mới mẻ về Tổ quốc trong chiều sâu văn hóa, lịch sử.

Ví dụ như bài thơ Đất nước của tác giả Nguyễn Khoa Điềm.

Xem thêm: Ý nghĩa, bài học từ truyện cười vắt cổ chày ra nước là gì?

Các tác phẩm sử thi hay nhất mọi thời đại

Con cháu Mon Mân

Đây là sử thi được xây dựng trên chủ đề, mô típ của kho tàng thần thoại, kết hợp với văn học truyền miệng của các dân tộc sinh sống trên đất nước Việt Nam. Tác giả khéo léo lồng ghép truyền thuyết, thần thoại, truyện cổ tích, thơ ca vào trong cốt truyện.

Sự khác biệt trong văn hóa được thể hiện qua cách nhìn của các nhân vật chính, họ đại diện cho từng dân tộc riêng biệt. Nhân vật chính trong Con cháu Mon Mân là đàn ông, người phụ nữ đóng vai trò phụ, thể hiện cho những con người bị chịu đựng, nhưng vẫn ảnh hưởng lớn đến nội dung, mạch chảy của sử thi.

Tác phẩm thể hiện đời sống văn hóa rõ ràng, phong phú với thực trạng trọng nam khinh nữ của ngày xưa.

Cuốn sử thi con cháu Mon Mân
Cuốn sử thi con cháu Mon Mân

Sử thi Đăm Săn

Bộ sử thi Đăm Săn gồm 2077 câu thể hiện rõ nét lịch sử văn hóa của đồng bào vùng Tây Nguyên. Đăm Săn chịu khuất phục trước sức mạnh tập tục hôn nhân nối dây, phải lấy hai chị em Hơ Nhị và Hơ Bhị.

Đăm Săn lập nên rất nhiều kỳ tích, đặc biệt là chiến công hiển hách đã đánh thắng được hai tù trưởng là Mtao Grư và Mtao Mxây. Sử thi Đăm Săn thể hiện được tinh thần quật cường, không bị ngủ quên trước chiến thắng của dân làng Tây Nguyên, cùng với đó là các phong tục tập quán gắn liền bao đời với người dân nơi đây.

Sử thi Đẻ đất đẻ nước

Đẻ đất đẻ nước kể lại những sự việc ở trần gian từ khi vũ trụ còn là một khối hỗn độn, từ khi khai thiên lập địa cho tới khi bản mường ổn định. Người Mường đã giải thích thế giới dựa trên tư duy của thần thoại.

Sử thi này là cách hệ thống hoá những thần thoại, truyền thuyết của dân tộc Mường. Đây là tác phẩm có vai trò quan trọng với đời sống tinh thần của người Mường.

Như vậy bài viết trên đây đã giúp chúng ta trả lời được cho câu hỏi khuynh hướng sử thi là gì, cũng như đặc điểm và những tác phẩm nói về khuynh hướng này. Từ đó, giúp bạn đọc hiểu rõ hơn được rõ hơn về khuynh hướng sử thi trong các tác phẩm văn học.