Tam quan là gì trong triết học, kiến trúc, địa lý? Ý nghĩa cổng tam quan

Tam quan là gì mà được dùng phổ biến tới như vậy chắc hẳn là quan tâm của nhiều người hiện nay. Cùng tìm hiểu ý nghĩa đầy đủ, chính xác nhất về tam quan, cũng như tam quan lệch lạc ngay trong bài viết sau đây.

Tam quan là gì? Tam quan gồm những gì?

Tam quan trong từ điển Tiếng Việt là một từ gốc Hán (Hán tự: 三观), Tam có nghĩa là 3, còn quan có nghĩa là cửa. Tam quan nhằm để chỉ lối kiến trúc với 3 cửa lớn ở phía trước.

Bên cạnh đó, tam quan cũng được hiểu là 3 bộ phận ở trên gương mặt của con người gồm mắt, mũi, miệng. Trong từ điển Tiếng Việt cũng chỉ ra cụm từ Tam quan có đa tầng ý nghĩa, để có thể hiểu một cách chính xác nhất về Tam quan chúng ta sẽ nhìn nhận với các góc nhìn khác nhau.

Tam quan dưới góc nhìn Triết học?

Trong Triết học, thuật ngữ tam quan được dùng để bày tỏ các quan điểm căn bản về thế giới xung quanh của người nào đó với 2 nội dung cơ bản là: Cách nhìn nhận khách quan về cuộc sống, về thế giới và cách đánh giá sẽ dựa vào chính sự nhìn nhận ấy.

Tam quan theo cách hiểu của triết học
Tam quan theo cách hiểu của triết học

Ngoài ra, chúng ta cũng thường xuyên bắt gặp cụm từ thế giới tam quan, đây chính là cách gọi khách của Tam quan trong Triết học.

Tam quan trong triết học chính là quan điểm của một người về thế giới xung quanh, được xuất phát và hình thành bởi 3 yếu tố cốt lõi:

  • Thế giới quan (vũ trụ quan) nhằm để chỉ các quan điểm của con người trong cuộc sống,
  • Giá trị quan nhằm cho thấy sự nhìn nhận, đánh giá của con người về ý nghĩa, giá trị của sự vật, sự việc hiện tượng xảy ra ở xung quanh mình..
  • Nhân sinh quan là quan điểm cách nhìn nhận, đánh giá khách quan của con người về ý nghĩa cốt lõi, mục đích nhân sinh, thế thời.

Tam quan trong kiến trúc?

Tam quan trong lĩnh vực kiến trúc là nhằm để chỉ “Cổng Tam quan”. Đây là cổng thiết kế vào chùa, đình, miếu mạo, nhà thờ,.. Cổng tam quan đã xuất hiện từ lâu đời, khoảng những năm đầu trong giai đoạn thời Lý Trần, đó là thời kỳ Phật giáo đặc biệt hưng thịnh tại Việt Nam.

Cổng Tam quan là là kiểu thiết kế cổng với 3 cửa đi vào, 1 cửa lớn nằm ở chính giữa, 2 cửa ở 2 bên, chia làm 2 loại chính là cổng tam quan tứ trụ và cổng tam quan có gác.

Các nghiên cứu cho biết khi thực hiện xây dựng người ta thường dùng gỗ, gạch đá để làm vách cho cổng tam quan. Hai bên cổng thường tạc câu đối hay, nhiều ý nghĩa, phần phía trên của cổng cũng được lợp mái.

Trong kiến trúc tam quan là để chỉ thiết kế cổng với 3 cửa
Trong kiến trúc tam quan là để chỉ thiết kế cổng với 3 cửa

Tên của công trình xây dựng như chùa, đền, lăng mộ, đình được đặt ở phần nối liền của các vách và các trụ hay còn được gọi là phần trán cổng. Cổng Tam quan là kiểu thiết kế rất được ưa chuộng tại Việt Nam tồn tại cho đến tận ngày nay với các công trình mang ý nghĩa tâm linh, thờ cúng.

Tam quan là gì trong địa lý?

Tam quan xuất hiện trong địa lý là tên gọi của 2 thị xã Hoài Nhơn, tỉnh Bình Định chính là Tam Quan Bắc và Tam Quan Nam. Tam Quan Nam có diện tích gần 10km2 với 7 khu phố, sở hữu đường bờ biển dài 4km. Phường này có nghề bún bánh tráng truyền thống với thương hiệu Bún số 8 Tam Quan Nam được bảo hộ bởi Cục Sở Hữu trí tuệ.

Tam Quan Bắc có diện tích gần 8km2, chia thành 10 khu phố. Vì ven biển nên thu nhập chính của người dân là lao động biển, đánh bắt thủy – hải sản. Ở đây còn có nghề làm bánh tráng nước dừa nổi tiếng được nhiều người yêu thích.

Xem thêm: Ngũ quỷ là gì trong hôn nhân, phong thuỷ? Cách hóa giải

Ý nghĩa cổng Tam quan trong đời sống văn hóa người Việt

Cổng Tam quan được ưa chuộng trong kiến trúc của người Việt là bởi những lý do sau đây:

Theo quan niệm ở thời phong kiến

Trước đây cổng tam quan thường được xây dựng ở hầu hết các công trình lớn, nhằm biểu thị một ý nghĩa trọng đại như đình chùa, nơi vua ngự và các thành trì khác.

Cổng tam quan có ý nghĩa lớn trong đời sống văn hóa của người Việt
Cổng tam quan có ý nghĩa lớn trong đời sống văn hóa của người Việt

Cổng được xây với 3 cửa vào, phần cửa chính giữa là cửa lớn dành cho Vua, 2 cửa nhỏ 2 bên để dành cho văn võ bá quan khi ra vào triều đình.

Các cổng chùa, đình hay cổng làng cũng thiết kế như kiểu cổng Tam quan để đón vua về thăm. Đó là lý do cửa chính thường đóng và chỉ mở 2 cửa nhỏ 2 bên vào những ngày thường. Cửa chính chỉ được mở khi có Vua về thăm hay vào những dịp lễ lớn mà thôi.

Dưới quan niệm Phật giáo

Theo đạo Phật, cổng tam quan chính là “ba cách nhìn” gồm “hữu quan”, “không quan” và “trung quan” trong đó:

  • Hữu quan: nhằm để thể hiện cho cái sắc (giả), còn mang ý nghĩa là có
  • Không quan: được dùng để tượng trưng, biểu thị cho cái không (Vô thường)
  • Trung quan: là để chỉ sự trung dung giữa cái sắc và vô thường

Bên cạnh đó, Tam quan còn được hiểu là “tam giải thoát môn” của Thiền tông với 3 cửa là cửa Không, cửa Vô tác và cửa thứ 3 là Vô tướng. Tức là là khi con người diệt trừ được tham sân si, dục vọng, thoát khỏi những mong cầu thế tục mới giải thoát và tìm được sự an lạc, thanh tịnh để có thể bước tới cõi Niết bàn. Đến cõi Niết Bàn, người đắc đạo sẽ đi qua 3 cửa trên.

Ngoài ra, cổng tam quan theo quan niệm nhà Phật còn mang một ý nghĩa khác là cổng dành cho Tam bảo.

Quan niệm Phật giáo về Tam quan
Quan niệm Phật giáo về Tam quan

Tam quan lệch lạc là gì?

Tùy thuộc vào khả năng nhận thức mà tam quan của con người được chia thành nhiều loại như sau:

  • Tam quan lệch lạc: Là những suy nghĩ lệch lạc, không đúng của con người.
  • Tam quan bất chính là gì?Là hệ tư tưởng cải cách, cải tạo những quan niệm cũ về nhân sinh quan, thế giới quan.
  • Tam quan không hợp: Là sự bất đồng về thế giới quan của 2 đối tượng hoặc 2 nhóm người khác nhau.
  • Tam quan phù hợp: Những người có cùng tam quan sẽ rất thích hợp để hợp tác kinh doanh, làm ăn,…

Nội dung sau đây chúng ta sẽ đi sâu tìm hiểu tam quan lệch lạc là gì? Như đã nói ở trên thì tam quan lệch lạc là những suy nghĩ lệch lạc của con người về thế giới, con người, sự vật sự việc ở xung quanh mình.

Ở nhiều góc độ khác nhau, những suy nghĩ ấy tác động tiêu cực đến lối sống, hành động, từ đó mang tới các kết quả không tốt, mang tới cái nhìn tiêu cực về bản thân, những người xung quanh.

Sau đây là 15 lối suy nghĩ lệch lạc phổ biến nhất gồm:

  • Sàng lọc: Chỉ tập trung vào những chi tiết mang tính tiêu cực, có xu hướng làm quá, phóng đại nó lên.
  • Suy nghĩ phân cực: Mọi thứ cần phải luôn rõ ràng, không có sự trung trung, ở giữa
  • Khái quát hóa: Chỉ với một chi tiết, sự việc đơn lẻ mà áp đặt, suy nghĩ cho cả sự kiện mang tính tổng thể.
  • Đọc trước suy nghĩ dựa trên tưởng tượng mang tính cá nhân
  • Biến mọi thứ thành hiểm họa
  • Riêng tư hóa, so mình với người khác để tìm ra điểm hơn, điểm kém
  • Nhầm lẫn về khả năng kiểm soát
  • Hiểu nhầm về sự công bằng
  • Đổ lỗi, cho rằng người khác phải chịu trách nhiệm với đau thương, mất mát của mình. Tất cả những bất hạnh mình gặp phải là do số phận, do người nào đó làm ra
  • Sống quá quy tắc, trong cuộc sống luôn xây dựng lên một đông các quy tắc khác nhau và luôn thực hiện theo. Nếu như ai phá vỡ quy tắc này sẽ khiến bạn vô cùng tức giận. Còn mỗi khi vi phạm quy tắc sẽ khiến bản thân bạn cảm thấy đầy tội lỗi.
Tổng hợp 15 lối suy nghĩ lệch lạc phổ biến hiện nay
Tổng hợp 15 lối suy nghĩ lệch lạc phổ biến hiện nay
  • Tư duy mọi việc đều dựa trên cảm xúc, luôn cho rằng những gì bản thân cảm nhận là đúng
  • Ảo tưởng về bản thân, về việc sẽ làm một ai đó thay đổi
  • Dán nhãn toàn thể: Đánh giá tổng thể cả con  người của một ai đó chỉ dựa vào vài phẩm chất mà bạn đã từng thấy hay từng tiếp xúc qua mà thôi
  • Ảo tưởng về phần thưởng, luôn kỳ vọng quá nhiều về bản thân, cho rằng những việc mình làm phải được ghi nhận và được “ghi thưởng”.
  • Luôn cho rằng mình đúng, mình không bao giờ sai.

Khi có 15 lối suy nghĩ này có nghĩa là bạn đang bị Tam quan lệch lạc. Chính điều này sẽ ảnh hưởng rất xấu tới hành động, tính cách, cách nhìn nhận, đánh giá, cũng như hành xử của bạn với thể giới. Cho nên bạn cần phải thay đổi để giúp mang lại thế giới quan tốt đẹp, đúng đắn hơn.

Qua những phân tích ở bài viết trên đây của chúng tôi đã giúp bạn đọc trả lời được cho câu hỏi tam quan là gì, cũng như các góc nhìn khác nhau về tam quan. Việc hiểu rõ và nhận thức được Tam quan lệch lạc là rất quan trọng giúp chúng ta thay đổi bản thân để ngày một trở nên tốt hơn, hoàn thiện hơn.