Truyện đồng thoại là gì?+20 truyện đồng thoại hay dành cho thiếu nhi

Truyện đồng thoại là thể loại truyện gắn liền với tuổi thơ của các bạn nhỏ. Những chia sẻ sau đây về truyện đồng thoại là gì, cũng như một số gợi ý về truyện đồng thoại hay dành cho thiếu nhi sau đây sẽ giúp bạn đọc có thêm nhiều thông tin hữu ích về thể loại này!

Truyện đồng thoại là gì?

Khái niệm truyện đồng thoại đã xuất hiện từ lâu, thể loại này không phải thuần Việt mà được bắt nguồn từ Trung Quốc. Có thể hiểu đơn giản, “đồng” là cùng, còn “thoại” là kể hay tường thuật.

Vậy, truyện đồng thoại là loại truyện mượn lời, mượn ngôi kể của nhân vật để tự sự lại các câu chuyện hướng tới đối tượng trẻ em. Vì đối tượng người nghe là thiếu nhi nên tác giả thường đưa vào những yếu tố kỳ ảo, thần bí nhằm giúp làm tăng thêm tính sinh động cho câu truyện.

Tìm hiểu về các truyện đồng thoại Việt Nam
Tìm hiểu về các truyện đồng thoại Việt Nam

Đối với nền văn học Việt Nam, ta cần phân biệt được 2 khái niệm truyện đồng thoại và truyện cổ tích. Truyện cổ tích là một thể loại văn học dân gian, truyền miệng, còn truyện đồng thoại lại là thể loại dùng trong văn học hiện đại.

Nếu như truyện cổ tích thường có các nhân vật chính là vua, công chúa, hoàng tử,… thì truyện đồng thoại lại có nhân vật chính là các con vật được nhân cách hóa. Điểm độc đáo ở truyện đồng thoại là dù nhân cách hóa loài vật, tác giả vẫn giữ nguyên hình dáng, thói quen, đặc tính của chúng, điều này vừa giúp tạo nên nét đặc trưng riêng của truyện đồng thoại, vừa giúp tăng sự gần gũi, góp phần bổ sung kiến thức lý thú cho các bạn nhỏ.

Đặc điểm của truyện đồng thoại

Truyện đồng thoại có những đặc trưng cơ bản như sau:

  • Đa dạng nhân vật: Trong truyện thường có nhiều nhân vật, mỗi nhân vật có đặc điểm, tính cách, hoàn cảnh riêng, có thể đóng vai trò chính hay phụ trong câu chuyện.
  • Truyện được kể theo ngôi thứ ba: Đa số, các tác giả sử dụng ngôi thứ 3 để miêu tả các tình tiết, hành động, suy nghĩ, cảm xúc của các nhân vật trong truyện.
Các loại truyện đồng thoại thường được kể theo ngôi thứ 3
Các loại truyện đồng thoại thường được kể theo ngôi thứ 3
  • Phong cách viết tả: Tác giả thường dùng cách miêu tả chi tiết về các tình tiết, môi trường, tâm trạng của nhân vật, giúp người đọc có thể dễ dàng hình dung được cảnh vật, cũng như các tình huống trong truyện.
  • Có tính logic, kết thúc hợp lý: Truyện đồng thoại thường có cốt truyện, nội dung rõ ràng, logic, kết thúc hợp lý để người đọc tiện theo dõi và hiểu được thông điệp, giá trị đạo đức mà tác giả muốn truyền tải.

Những đặc điểm này còn được xem là dấu hiệu nhận biết truyện đồng thoại đơn giản và dễ dàng nhất mà chúng ta có thể áp dụng.

Ý nghĩa truyện đồng thoại

Truyện đồng thoại không chỉ mang tính chất giải trí mà còn chứa đựng nhiều giá trị, ý nghĩa sâu sắc, cụ thể như:

  • Giúp giáo dục, truyền đạt các giá trị đạo đức cho người đọc, đặc biệt là trẻ em. Thông qua hình tượng nhân vật để giúp trẻ hiểu thêm về tình yêu thương, sự trung thực, lòng nhân hậu và những phẩm chất tốt đẹp khác.
  • Truyện đồng thoại giúp trẻ phát triển các kỹ năng xã hội, nhận thức thông qua việc tiếp xúc với các nhân vật, nội dung được xây dựng trong câu chuyện. Từ đó, các bé có thể học cách tương tác, giải quyết xung đột, cũng như hiểu thêm về nhiều khía cạnh khác nhau của cuộc sống.
  • Tuyến nhân vật ấn tượng và câu chuyện độc đáo giúp mở ra một thế giới mới nhằm khơi dậy trí tưởng tượng, óc sáng tạo của trẻ.
Truyện đồng thoại giúp khơi dậy sự sáng tạo của trẻ
Truyện đồng thoại giúp khơi dậy sự sáng tạo của trẻ
  • Truyện đồng thoại là một hình thức giải trí bổ ích, thông qua truyện đọc, trẻ sẽ có cơ hội để tiếp thu ngôn ngữ, mở rộng vốn từ, rèn luyện ngôn ngữ và phát triển khả năng đọc hiểu.
  • Với những thông điệp tích cực, truyện đồng thoại tạo niềm tin, hy vọng đến với người đọc. Với kết thúc có hậu giúp truyền cảm hứng cho người đọc trước những khó khăn, thách thức trong cuộc sống.

Cách đọc truyện đồng thoại

Khi đọc truyện đồng thoại, trước hết ta cần thấy được những sự kiện được kể, đặc biệt là sự kiện chính. Tiếp đó cần phải chỉ ra được các nhân vật được nhà văn miêu tả, trong đó đâu là nhân vật chính nổi bật xuyên suốt cả câu chuyện.

Sau đó đi sâu vào tìm hiểu hình dạng, điệu bộ, ngôn ngữ, cử chỉ, tính cách,… của con vật trong truyện, từ đó phát hiện bài học mà truyện muốn truyền tải. Cuối cùng là liên hệ bài học với cuộc sống.

20+ truyện đồng thoại dành cho thiếu nhi hay nhất

Truyện đồng thoại của Tô Hoài

Nhà văn Tô Hoài được xem là cây đại thụ trong nền văn chương Việt Nam, đặc biệt là cái tên quen thuộc của độc giả thiếu nhi. Truyện đồng thoại của ông được sáng tác ở cả 2 giai đoạn trước và sau năm 1945, điều này giúp tạo nên sự đa dạng về nhân vật và bối cảnh trong truyện của ông.

Với giọng văn hóm hỉnh, cách viết thông minh, mỗi tác phẩm mà Tô Hoài mang đến đều ẩn chứa những bài học giáo dục sâu sắc, gần gũi.

Tác phẩm Dế Mèn phiêu lưu ký được nhiều độc giả nhí yêu thích
Tác phẩm Dế Mèn phiêu lưu ký được nhiều độc giả nhí yêu thích

Ví dụ về truyện đồng thoại tiêu biểu của nhà văn Tô Hoài có thể kể đến như: Dế Mèn phiêu lưu ký, Hai con ngỗng, Vện ơi Vện, Đám cưới chuột, Võ sĩ Bọ Ngựa,…

Truyện đồng thoại của Võ Quảng

Nhà văn Võ Quảng là tác giả nổi tiếng với nhiều tác phẩm dành cho thiếu nhi. Truyện đồng thoại của Võ Quảng vừa hồn nhiên, lại vừa mang đậm triết lý sâu sắc, có sức hấp dẫn lớn đối với các bạn nhỏ.

Võ Quảng đã để lại cho văn học Việt Nam nhiều tác phẩm tiêu biểu về truyện đồng thoại như: Cái mai, Anh cút lủi, Ngày Tết của trâu xe, Những chiếc áo ấm, Bài học tốt, Sáo sậu và đàn trâu,…

Truyện đồng thoại của Nguyễn Nhật Ánh

Nguyễn Nhật Ánh được biết đến với nhiều tác phẩm về chủ đề tuổi mới lớn. Năm 2012 ông bắt đầu chuyển sang thể loại truyện đồng thoại và nhận được nhiều sự ủng hộ nhiệt tình của các em thiếu nhi.

Các tác phẩm của Nguyễn Nhật Ánh gây ấn tượng với độc giả bởi giọng văn dí dỏm trong sáng, sinh động, cùng với đó là cốt chuyện thú vị, hấp dẫn.

Tác phẩm của Nguyễn Nhật Ánh mang cốt truyện thú vị, hấp dẫn
Tác phẩm của Nguyễn Nhật Ánh mang cốt truyện thú vị, hấp dẫn

Sưu tầm truyện đồng thoại của nhà văn Nguyễn Nhật Ánh với những tác phẩm tiêu biểu như: Con chó nhỏ mang giỏ hoa hồng, Tôi là Bêtô, Có hai con mèo ngồi bên cửa sổ, Ra bờ suối ngắm hoa kèn hồng,…

Truyện đồng thoại của nhà văn Trần Đức Tiến

Trần Đức Tiến được biết đến là cây bút nổi tiếng với những tác phẩm dành cho thiếu nhi. Nhà văn dành nhiều thời gian, tâm huyết đối với thể loại này. Theo đó, truyện đồng thoại của nhà văn Trần Đức Tiến mang đến sự trong trẻo, hồn nhiên, mơ mộng mà chỉ tâm hồn trẻ thơ mới cảm nhận được hết.

Nhắc đến những tác phẩm tiêu biểu của ông chúng ta không thể bỏ qua Xóm Bờ Giậu với 25 truyện đồng thoại về các loài vật có nội dung phiêu lưu và hấp dẫn.

Xóm Bờ Giậu của tác giả Trần Đức Tiến
Xóm Bờ Giậu của tác giả Trần Đức Tiến

Truyện đồng thoại của Phạm Hổ

Phạm Hổ vừa là nhà thơ, nhà văn vừa là người viết kịch, phê bình văn học, dịch thuật,… Tuy nhiên, có lẽ bạn chưa biết hầu hết các tác phẩm của Phạm Hổ đều dành cho thiếu nhi.

Truyện đồng thoại của nhà văn Phạm Hổ được đánh giá có giọng văn gần gũi, chân thật cùng với đó là lối kể chuyện tự nhiên, dẫn chuyện bằng tâm hồn ngây thơ, trong sáng. Một số tác phẩm tiêu biểu của ông như: Bê và Sáo, Chú sẻ con và bông hoa Bằng Lăng,…

Qua bài viết truyện đồng thoại là gì, cũng như những đặc điểm cơ bản về thể loại này hy vọng đã mang đến cho bạn đọc những thông tin hữu ích. Bạn đọc đừng quên thích và theo dõi giamaynenkhi.net để theo dõi thêm nhiều bài viết hấp dẫn khác nhé!