Turbocharger – một khái niệm chắc không còn quá xa lạ với rất nhiều người. Tuy nhiên, để hiểu rõ về sản phẩm này thì cần một quá trình tìm hiểu dài. Bài viết này sẽ cùng các bạn tìm hiểu về Turbocharger là gì? So sánh sự khác biệt giữa Turbocharger và Supercharger.
Tóm tắt nội dung
Turbocharger là gì?
Turbocharger hay còn có tên gọi khác thông dụng hơn là turbo. Đây là một trong những thiết bị vận hành cực tốt bởi sử dụng khí thải với mục đích làm tăng sức mạnh của động cơ bằng việc bơm không khí vào các buồng đốt chính.
Hay để dễ hiểu hơn thì turbocharger sẽ thực hiện nhiệm vụ tiến hành nén khí vào bên trong của động cơ. Sau đó, lượng không khí được nén vào bên trong xi lanh càng nhiều thì lượng nhiên liệu nhận được để đưa vào động cơ sẽ càng lớn. Với khối lượng nhiên liệu càng lớn thì mỗi kỳ nổ của xi lanh sẽ giúp cho công suất được sinh ra nhiều hơn.
Tham khảo:
- [Giải đáp] 1 vạn là bao nhiêu? Cách quy đổi 1 vạn, 1 dặm, 1 thiên
- “CHIA SẺ” Công thức tính lưu lượng khí nén & cách tính
- Garanti là gì? Cách chỉnh garanti xe máy, ô tô ĐÚNG CHUẨN
- Điện trở trong mạch điện – “Phân Loại, Chức Năng” chi tiết

Cấu tạo của turbocharger
Turbo thường được bao gồm bởi hai phần chính là Tuabin và bộ nén, chính là hai cánh quạt được gắn trên mỗi trục, mỗi quạt chính là đầu của một trục. Khi đó, khí xả của động cơ sẽ được dẫn tới một đầu trục và được gọi là turbine. Mục đích của việc quay trục và quay cánh quạt theo hai hiệu ứng ngược lại được gọi là bộ nén. Bộ nén sẽ có nhiệm vụ nén khí vào khoang khí nạp của động cơ.
Nguyên lý hoạt động của Turbo
Bộ tăng áp này được hoạt động dựa vào luồng khí thải được tạo ra động cơ hoạt động. Nếu khí thải được dẫn qua bộ tăng áp và làm quay một tua bin thì tuabin sẽ khởi động quay máy nén khí. Tốc độ tuabin quay lúc này rất cao có thể lên đến 150.000 vòng/ phút. Nhiệt độ làm việc của tuabin sẽ rất cao khi bộ tăng áp gắn với họng xả của động cơ.
Nén thêm nhiên liệu vào xilanh trong mỗi một chu kỳ nổ khiến bộ tăng áp giúp động cơ đốt cháy nhiều nhiên liệu hơn. Bên cạnh đó, một bộ tăng áp có thể tăng áp suất lên đến 6 đến 8 psi khi hút nhiên liệu. Vì áp suất không khí trong khoảng từ 14,7 psi nên động cơ sẽ được nạp thêm 50% nhiên liệu và công suất tăng lên khoảng 30 – 40%.
Tham khảo:
- Công thức tính công suất phản kháng “CHUẨN XÁC”
- ÁP SUẤT KHÍ QUYỂN bằng bao nhiêu PASCAL hay chưa?
- RCBO là gì? CẤU TẠO và ỨNG DỤNG của RCBO
- Cảm biến từ xi lanh là gì? Cảm biến trong KHÍ NÉN & THỦY LỰC

Ưu điểm và nhược điểm của Turbocharger
Ưu điểm
Turbo với ưu điểm nổi bật nhất đó chính là làm tăng thêm sức mạnh cho động cơ, trong khi đó không tăng số lượng xilanh và dung tích lên. Điều này dẫn đến việc sẽ ít tiêu hao nhiên liệu hơn. Có thể ví dụ như hãng xe Ford của Mỹ đã sử dụng động cơ 1,6 lít cũ trên một số dòng xe của họ vì nó đem lại cùng một hiệu suất nhưng lại tốn ít nhiên liệu hơn.
Nhược điểm
Nhược điểm lớn nhất của turbo chính là có tăng áp là âm thanh của ống xả của động cơ, thường ít lực hơn động cơ hút khí tự nhiên rất nhiều. Vì vậy nên độ “gầm rú” của động cơ sẽ không bằng và mang ít ít cảm giác phấn khích hơn cho những người đam mê tốc độ.
Ngoài ra, Turbo tăng áp tạo ra một áp suất ngược trong hệ thống xả, tạo ra một áp suất thấp hơn nhiều cho tới khi động cơ vẫn hoạt động ở tốc độ tua cao. Nhược điểm này chính là nguyên nhân quan trọng dẫn tới việc động cơ lắp turbocharger lúc ban đầu không “trễ” hay không “bốc”.
So sánh turbocharger và Supercharger
Khi phân biệt hai hệ thống tăng áp này thì việc đầu tiên cần tìm hiểu là sự khác biệt của cả hai, sự khác biệt này được so sánh qua những yếu tố sau đây.
Tiêu chí so sánh | Turbocharger | Supercharger |
Định nghĩa | Turbocharger là một hệ thống đốt cháy cưỡng bức được sử dụng nguồn năng lượng từ nguồn khí thải để giúp nén khí vào động cơ. | Supercharger tuy cũng là một hệ thống đốt cháy nhưng lại nén khí trực tiếp vào động cơ và được truyền năng lượng thông qua trục khuỷu của động cơ. |
Nguyên lý hoạt động | Năng lượng được tạo ra bởi việc thường sử dụng dòng khí thải | Tăng áp giúp kết nối với trục khuỷu để làm máy quay nén, năng lượng được tạo ra |
Khả năng kết nối của động cơ | Turbo không được kết nối trực tiếp với động cơ | Kết nối trực tiếp với động cơ thông qua dây đai |
Tốc độ của vòng quay | Tốc độ vòng quay có thể đạt đến 150.000 vòng/phút | Vòng quay tối đa chỉ đạt 50.000 vòng/phút |
Độ êm khi vận hành | Vận hành ổn định, êm ái | Không êm ái do lắp ngay trên động cơ |
Độ bảo vệ môi trường | Giảm thiểu lượng carbon thải ra ngoài môi trường | Nguồn khí thải được thải trực tiếp ra bên ngoài môi trường do không có bộ lọc khí thải |
Cấu tạo | Phức tạp | Đơn giản |
Bộ phận làm mát | Cần bộ làm mát khí nén | Không cần bộ làm mát |
Hiệu quả | Cao | Thấp |
Khả năng quay | Máy được quay bởi cánh quạt tuabin | Quay bởi trục thông qua dây đai. |

Có nên lắp đặt turbocharger cho xe máy không?
Turbo chỉ áp dụng cho những dòng xe máy phân khối lớn và yêu cầu có động cơ công suất cao như oto. Những dòng xe máy thông thường không nên sử dụng turbo vì chỉ khiến “tiền mất tật mang”. Các nhà sản xuất đã tính toán kỹ lưỡng về vấn đề hiệu suất hoạt động và nạp xe cho buồng đốt trên xe máy. Vậy nên đừng phá vỡ quy tắc bằng cách gắn turbocharger cho xe máy.

Một số loại turbo như:
- Single Turbo
- Twin- Turbo Hay Bi- Turbo
- Twin Scroll Turbo
- Variable Twin- Scroll Turbo
Như vậy, vừa rồi chúng ta đã tìm hiểu được turbocharger là gì? So sánh sự khác biệt giữa turbocharger và supercharger. Với bài viết này, hy vọng đã giúp các bạn có những thông tin hữu ích và chi tiết hơn cho bản thân mình.
Có thể bạn quan tâm:
- “Mã lực là gì“? ĐƠN VỊ và CÁCH QUY ĐỔI về mã lực
- PHÂN KHỐI LÀ GÌ? Dòng xe phân khối “thường gặp nhất”
- Đốt magie trong bình chứa khí clo xảy ra hiện tượng gì?
- Máy phát điện nổ không đều: “Khắc phục ĐƠN GIẢN, AN TOÀN”