Vô tri là gì? Ý nghĩa của vô tri trong phật giáo và đời sống

Vô tri là cụm từ được sử dụng phổ biến trong đời sống của con người. Để tìm hiểu vô tri là gì, ý nghĩa của từ vô tri trong đời sống và Phật giáo như thế nào sẽ được chúng tôi thông tin ngay bài viết sau đây.

Vô tri là gì?

Để hiểu được vô tri là gì, trước hết chúng ta sẽ phân tích cụ thể nghĩa của từng từ. Trước hết, từ vô có ý nghĩa là không, còn từ trí có nghĩa là hiểu biết, ghép 2 từ này với nhau ta có thể hiểu vô tri nghĩa là không hiểu biết.

Người vô tri là những người không có khả năng xem xét, suy nghĩ, cũng như giải quyết vấn đề một cách đúng nhất. Người vô tri không thể biết được bản chất vô thường, vô ngã, khổ, không của cuộc sống. Những người vô tri cũng chính là người không có tư duy.

Khái niệm về vô tri
Khái niệm về vô tri

Vật vô tri là gì? Là những vật không có khả năng nhận biết, không có tình cảm, cảm xúc, cảm giác. Trong cuộc sống có rất nhiều vật vô tri như: cây, cỏ, đất, đá,…  Sau khi hiểu được từ vô tri là gì chúng ta có thể lý giải được những câu liên quan như: trái tim vô tri là gì? Nụ cười vô tri là gì? Nói chuyện vô tri là gì,…

Xem thêm: Hiểu rõ ý nghĩa câu tri nhân tri diện bất tri tâm là gì?

Ý nghĩa của vô tri trong cuộc sống thường ngày

Trong cuộc sống hiện nay từ vô tri được dùng nhiều để gắn với các hành động như kiểu: “Cười vô tri”, “phát ngôn vô tri”,… để nhằm chỉ những hành động không mang ý nghĩa gì, không có gì cũng nói, cũng cười khiến người khác bị khó hiểu.

Ví dụ điển hình nhất cho nụ cười vô tri thường được mọi người nhắc đến là diễn viên Kiều Minh Tuấn trong show 2 ngày 1 đêm. Những tràng cười của anh trong show thường được mọi người ví là vô tri, bởi ngay cả khi không có một miếng hài nào anh cũng cười.

Bên cạnh đó, vô tri còn được sử dụng nhiều trong cuộc sống, nhằm để chỉ những người không hiểu biết, không suy nghĩ trước khi nói.

Nụ cười vô tri của Kiều Minh Tuấn trong show 2 ngày 1 đêm
Nụ cười vô tri của Kiều Minh Tuấn trong show 2 ngày 1 đêm

Vô tri trong Phật giáo

Theo giáo lý của đạo Phật, con người được tạo thành bởi ngũ uẩn: Sắc, Thọ, Tưởng, Hành và Thức, trong đó:

  • Sắc: chính là phần thân, phần sinh lý
  • Thọ là cảm giác
  • Tưởng là tri giác
  • Hành là những hiện tượng tâm lý phát khởi, gồm có vui, buồn, giận, ghen, thương, ghét.
  • Thức chính là nơi giúp cất giữ những cảm thọ và tri giác. Thức có chức năng cất giữ, vì thế thức còn gọi là tàng thức.

Trong Kinh Pháp Cú, Phật dạy tư duy, nhận thức của người vô tri luôn hướng về ái dục. Bởi vô tri đôi khi là việc chính mình tự che lấp sự thật, đó là lý do vì sao vô trì thường đi liền với tà kiến. Chỉ có tuệ giác chân thực (chánh tư duy) mới có khả năng phân biệt, thấy rõ được bản chất vô thường, khổ, không, vô ngã, giúp con người ta có khả năng ly dục, đoạn trừ khổ não.

Vô tri trong Phật giáo
Vô tri trong Phật giáo

Trong Kinh Tạp A Hàm Phật dạy cách thức giúp đoạn trừ khổ não để có được một cuộc sống an vui:

  • “Đối với sắc không biết, không rõ, không đoạn tận, không ly dục thì không thể đoạn trừ khổ não.
  • “Cũng như đối với thọ, tưởng, hành, thức mà không biết, không rõ, không đoạn tận, không ly dục, cũng sẽ không thể đoạn trừ khổ não.
  • “Đối với sắc, nếu biết, nếu rõ, nếu đoạn tận, nếu ly dục, thì sẽ có thể đoạn trừ khổ não.
  • “Cũng vậy, đối với thọ, tưởng, hành và thức, nếu biết, nếu rõ, nếu đoạn tận, nếu ly dục, thì sẽ có thể đoạn trừ khổ não.”

Là con cháu của Phật, làm theo lời Phật dạy, mỗi người cần thực hành chánh kiến, chánh tư duy để từ đó có được tri giác vô thường, khổ, không, vô ngã của vạn vật, không còn tham đắm vào sắc dục. Tri giác giúp người tu có thể đoạn trừ khổ đau.

Với những thông tin mà chúng tôi mang tới trên đây đã có thể giúp bạn đọc trả lời được cho câu hỏi vô tri là gì, cũng như ý nghĩa của từ vô trì trong đời sống và trong đạo Phật. Hy vọng chúng sẽ thật sự hữu ích đối với bạn đọc nếu quan tâm về vấn đề này.