Thước panme là dụng cụ cơ khí dùng để đo gì?

Thước panme là dụng cụ quan trọng trong ngành kỹ thuật nói chung và ngành cơ khí nói riêng. Để biết thêm chi tiết về bản chất, công dụng của panme cũng như cách sử dụng dụng cụ này hãy theo dõi nội dung bài viết dưới đây. Chúng tôi sẽ lần lượt gửi tới bạn những thông tin chính xác nhất về thước panme.

Thước panme là gì?

Thước Panme là thiết bị cơ khí có độ chính xác cao, thường được sử dụng nhiều trong ngành cơ khí chế tạo. Thước panme là dụng cụ cơ khí dùng để đo đạc chính xác những vật dụng có khoảng cách rất nhỏ. 

Thước panme là gì?
Thước panme là gì?

Thước đo panme được ứng dụng rộng rãi trong các ngành kỹ thuật bởi độ chính xác của nó lên tới 0,0005 mm. Đây là một con số đủ để chứng minh vai trò quan trọng của thước đo panme đối với các ngành kỹ thuật cần sự tỉ mỉ, chính xác tuyệt đối đến từng chi tiết.

Thước panme là gì? Đây là dụng cụ quen thuộc được dùng trong đo lường, nghiên cứu về đo lường cũng như các ngành kỹ thuật hiện đại. Sở dĩ thước panme được ưu ái vì chúng có nhiều lợi thế hơn các loại dụng cụ đo đạc thông thường khác.

Thước panme dùng để làm gì?

Panme là dụng cụ cơ khí dùng để đo kích thước ngoài, kích thước trong, đo chiều sâu của piston, kích thước của trục khuỷu, phanh đĩa, kích thước xi-lanh và độ sâu của lỗ khoan. Panme được xem là một dụng cụ chuyên dụng trong việc đo đường kính các chi tiết có dạng hình trụ hay dạng ống vì panme có độ chính xác rất cao.

Bên cạnh đó, công dụng của panme là dùng để đo kích thước của các vật có dạng hình học đối xứng và dùng cân kỹ thuật để đo khối lượng của vật đó. Trên cơ sở các phép đo này người ta sẽ xác định được thể tích và khối lượng riêng của vật. Đồng thời, panme còn được ứng dụng để tính toán sai số của các phép đo trực tiếp và gián tiếp.

Công dụng của thước panme
Công dụng của thước panme

Thước panme có công dụng gì? Khi đo đạc bằng panme ta thấy thân thước và chi tiết cần đo cùng nằm trên một đường thẳng, vì chuyển động quay của panme làm cho nó tịnh tiến nên gây ra sai số là rất ít. Ngoài ra khi sử dụng thước panme, các chi tiết cần đo sẽ không bị tác dụng lực như khi dùng thước cặp nên sai số sẽ giảm đi đáng kể.

Ngày nay có nhiều loại thước cặp và panme cho ta nhiều lựa chọn từ dạng cơ tới loại thước panme điện tử hiển thị số đảm bảo độ chính xác cao phù hợp với các tiêu chuẩn ISO trên thế giới. Với thiết kế gọn nhẹ và cách dùng đơn giản, thiết bị này dần trở nên phổ biến và là vật dụng không thể thiếu đối với ngành công nghiệp kỹ thuật và cơ khí. 

Có mấy loại panme? 

Hiện nay người ta đã sản xuất ra rất nhiều loại thước panme để phục vụ cho từng nhu cầu sử dụng. Tùy vào cấu tạo hay đặc tính mà có thể chia thược panme thành nhiều loại khác nhau. Trong đó phổ biến nhất là cách phân loại dựa vào công dụng, cách hiển thị và cấu tạo thiết kế.

Phân loại thước panme dựa theo bước ren

Thước panme hiện nay có hai loại chính dựa vào bước ren của thước để phân biệt. Đó là: 

  • Thước panme có bước ren 1mm: Loại này có thước phụ sở hữu thang chia vòng ra thành 100 phần. Ưu điểm của loại bước ren 1mm là độ chính xác cao. Tuy nhiên thiết bị có trọng lượng khá lớn nên dễ gây bất tiện khi sử dụng. 
  • Thước panme bước ren 0.5 mm: Thước phụ của loại này có thang chia vòng ra thành 50 phần. Đây là loại thước thường được sử dụng phổ biến hiện nay.

Phân loại theo công dụng thước

Dựa vào công dụng của thước người ta chia thành các loại như sau:

  • Thước panme đo ngoài: Loại này được sử dụng để đo kích thước hay đường kính bên ngoài của các vật thể.
  • Thước panme đo trong: Thiết bị panme đo trong được sử dụng để đo kích thước hay đường kính của các khe, lỗ nhỏ của vật thể.
  • Thước panme đo sâu: loại này được sử dụng để đo độ sâu các khe, lỗ của vật thể.

Phân loại thước panme dựa vào cách hiển thị kết quả

Dựa vào tính năng hiển thị kết quả có thể chia thước panme thành 2 loại cơ bản như sau:

  • Thước panme cơ khí: Loại thước này cho kết quả đo được biểu thị bằng các vạch và số trên thước đo. Vì thế khi sử dụng panme cơ khí người dùng phải biết cách đọc chỉ số hiển thị mới có thể xem được kết quả.
  • Thước panme điện tử: Thước panme điện tử cho phép kết quả hiển thị trên màn hình điện tử. Do đó thước này rất dễ sử dụng đồng thời cho kết quả nhanh chóng, chính xác. 
Thước panme điện tử
Thước panme điện tử

Cấu tạo panme là gì?

Thông thường cấu tạo của thước của dụng cụ đo panme sẽ có những thay đổi để phù hợp với chức năng của chúng như panme đo sâu, panme đo lỗ, panme đo trong,… Bên cạnh đó những loại panme hiện đại còn được trang bị thêm bảng điện tử để hiển thị kết quả đo. 

Tuy nhiên về cơ bản, cấu tạo nền tảng của các loại thước kẹp panme đều có những bộ phận giống nhau. Các bộ phận cơ bản của một chiếc thước kẹp panme bao gồm:

  • Mỏ đo: Cấu tạo gồm 2 phần, một phần mỏ cố định, phần còn lại có thể là mỏ di động. Mỏ đo có chức năng kẹp và cố định vật thể đo để xác định kích thước chính xác.
  • Tay cầm: Là bộ phần để người dùng cầm nắm dễ dàng khi sử dụng thước.
  • Vít hãm: Là bộ phận sử dụng để điều chỉnh độ chính xác của thước về điểm 0. Điểm 0 là vạch được đánh số 0 trên thước phụ là điểm cơ sở đánh dấu độ chính xác của thước panme.
  • Thân thước chính: được đánh vạch trên và vạch dưới cùng các chỉ số đo của thước. Thông thường vạch trên mỗi vạch là 1mm, vạch dưới là 0.5mm.
  • Thân thước phụ: Cũng được đánh số và vạch. Tùy vào loại thước và tính năng sử dụng sẽ có các chỉ số khác nhau trên thân.
  • Núm vặn và tay xoay: Là bộ phận được sử dụng để di chuyển mỏ đo phù hợp với kích thước của vật thể.

Hướng dẫn cách sử dụng thước panme đơn giản

Sau đây sẽ là hướng dẫn cụ thể cách đo và cách đọc thước kẹp panme. 

Cách đo thước kẹp panme
Cách đo thước kẹp panme

Cách đo thước panme 

Cách đo panme đơn giản với 6 bước dưới đây:

– Trước khi đo kiểm tra chắc chắn xem thước có thực sự chính xác hay không.

 

– Nới lỏng vít kẹp, vặn nút vặn để đầu đo di chuyển sao cho kích thước lớn hơn kích thước của chi tiết cần đo.

 

– Áp đầu đo cố định vào mặt chuẩn chi tiết cần đo. Sau đó vặn nút vặn để đầu đo di động dịch chuyển đến khi đầu đo di động chạm vào mặt chi tiết cần đo. Chú ý cần đảm bảo sự tiếp xúc của đầu đo sao cho vuông góc với kích thước vật cần đo.Nếu bạn cần đo đường kính thì đầu đo phải điều chỉnh sao cho nằm trên đường kính của chi tiết. 

 

– Giữ sao cho tâm của 2 mỏ đo trùng với kích thước của vật cần đo. Nếu bạn cần phải lấy panme ra khỏi vị trí đo thì hãy vặn đai ốc hãm (cần hãm) để cố định đầu đo di động trước khi lấy panme ra khỏi vật thể.

 

– Khi đo bạn cần dựa vào mép thước động để đọc được số “mm” và nửa “mm” của kích thước ở trên thước chính.

 

– Dựa vào các vạch chuẩn trên thước chính ta sẽ đọc được phần trăm “mm” trên thước phụ (giá trị mỗi vạch sẽ là 0.01 mm).

Cách đọc thước panme

Cách sử dụng thước panme điện tử thì đơn giản hơn vì kết quả sẽ được hiển thị ngay trên bảng điện tử. Tuy nhiên đối với loại thước cơ thì chúng ta phải dựa vào các con số hiển thị để tính toán ra kết quả chính xác. Dưới đây là hướng dẫn cách đọc thước panme cơ bản bạn nên biết:

Trước tiên, để đọc được trị số đo trên thước panme bạn cần phải biết công thức tính : L = A + B + C.

Trong đó:

L là kích thước chi tiết đo.

A là phần nguyên: A được đọc từ vạch 0 trên thước chính đến vạch sát mép ống quay.

B là phần thập phân: Cần xem mép ống quay đã vượt qua vạch 0,5mm chưa.

C là phần trăm: Đọc vạch số mấy trên du xích trùng với vạch chuẩn rồi lấy kết quả nhân với 0,01mm.

Sau khi xác định được các thông số bạn chỉ cần tính theo công thức đã cho là sẽ được kết quả đo chính xác. 

Vừa rồi giamaynenkhi.net đã gửi tới bạn những thông tin đáng tin cậy về thông tin cũng như cách sử dụng panme. Bài viết đã giới thiệu tới bạn panme là dụng cụ cơ khí dùng để đo gì, công dụng của panme là gì và cách dùng như thế nào. Hy vọng những kiến thức trong bài viết có thể giúp bạn bỏ túi các tips sử dụng thước đo panme một cách nhanh chóng và hiệu quả hơn.